Tag

 44 tác phẩm được trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” 2019

Giáo dục 14/11/2019 23:07
aa
TTTĐ - Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2019 sẽ trao giải cho 44 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình, cơ cấu giải thưởng cho mỗi loại hình bao gồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích.

 44 tác phẩm được trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” 2019

Toàn cảnh buổi họp báo trao giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" 2019

Bài liên quan

Tổng Giám đốc Điều hành Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Cambridge ca ngợi giáo dục Việt Nam

Cung ứng 110 triệu bản sách giáo khoa cho năm học mới

Ký kết chương trình hành động về hợp tác giáo dục Việt Nam - Italia giai đoạn 2019-2022

Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng có chính sách ưu tiên với giáo viên Sóc Sơn

Bộ GD-ĐT phát động Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” 2019

Chiều 14/11, báo Giáo dục & Thời đại tổ chức Họp báo thông tin về lễ tổng kết và trao giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2019.

Phát biểu tại họp báo, nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập báo Giáo dục và Thời đại chia sẻ: Giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu. Năm 2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hơn 5 năm qua, cả nước huy động nhiều nguồn lực cho công cuộc đổi mới. Sự nghiệp phát triển giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của nhân dân và toàn xã hội cùng sự đồng hành tích cực của báo chí.

Năm 2019, năm thứ hai Bộ GD - ĐT tổ chức phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” nhằm tôn vinh các tác giả, tác phẩm viết về những thành quả, mô hình đổi mới, sáng tạo trong dạy và học trên mọi miền tổ quốc.

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập báo Giáo dục và Thời đại phát biểu tại họp báo
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập báo Giáo dục và Thời đại phát biểu tại họp báo

Qua đó, phát hiện và tri ân các cá nhân, tập thể điển hình, tiêu biểu thi đua đổi mới sáng tạo trong dạy và học, và những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

Được phát động từ ngày 26/3/2019 và nhận tác phẩm tham dự đến hết ngày 30/9/2019 (tác phẩm được đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng từ ngày 5/9/2018 đến ngày 5/9/2019), trong 6 tháng, Ban tổ chức đã nhận được gần 1.000 tác phẩm tham dự Giải từ 4 loại hình: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh và Truyền hình. Giải năm nay ghi nhận sự vượt trội về số lượng tác phầm, năm ngoái là hơn 700 tác phẩm dự giải.

Ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc "Vì Sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2019 đã mời nhiều giám khảo có uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thông tấn, báo chí lớn và uy tín tham gia Hội đồng sơ khảo, Hội đồng Chung khảo.

Từ gần 1.000 bài tham dự giải, Hội đồng Sơ khảo đã lựa chọn được 71 tác phẩm nổi trội về đề tài, nội dung, hình thức thể hiện vào chấm vòng chung khảo.

Bao gồm: Loại hình báo in có 18 tác phẩm, báo điện tử có 16 tác phẩm, báo phát thanh có 18 tác phẩm, truyền hình có 19 tác phẩm. Các thành viên Ban Giám khảo Hội đồng Chung khảo đã thống nhất 100% trao giải cho 44 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình, cơ cấu giải thưởng cho mỗi loại hình bao gồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích.

Theo đánh giá của các giám khảo: Giải năm nay ghi nhận sự tiến bộ vượt trội về chất lượng nội dung và hình thức thể hiện, sự phong phú, nét mới của đề tài các tác phẩm. Đồng thời, có sự tham gia của đông đảo các cơ quan báo chí từ Trung ương đến các địa phương ở khắp các vùng, miền của cả nước đã cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ của Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam".

Nếu như năm 2018, các tác phẩm dự thi thường chỉ viết về cuộc sống và nghị lực vượt khó vươn lên của các giáo viên vùng khó khăn, về đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục phổ thông mới thì Giải năm nay các nhà báo dự thi đã đi sâu phân tích, mổ xẻ những vấn đề nóng của ngành.

Nhiều tác phẩm đã lột tả những câu chuyện đầy cảm xúc của các nhà giáo cắm bản, bám làng nơi rẻo cao mây mờ, những câu chuyện xúc động, nghẹn ngào của nữ nhà giáo đã nguyện hy sinh rất nhiều trong cuộc sống đời tư để cống hiến cho nghề trên điểm trường xa xôi; Hay như nữ nhà giáo già mấy chục năm nay mở lớp dạy chữ không công cho nhóm trẻ bụi đời.

Các tác giả đã có sự đầu tư công phu với mảng đề tài đã chọn; Đầu tư thời gian, công sức và dấn thân đến tận những hang cùng ngõ hẻm, đến những nơi khó khăn nhất của miền sơn cước, những vùng biên cương, núi cao hay các đảo tiền tiêu xa xôi để quay những thước phim quý, chụp những bức hình đẹp, phỏng vấn thầy, cô giáo để có tư liệu sinh động cho "đứa con tinh thần" tham dự Giải.

Về hình thức thể hiện, các tác phẩm dự Giải năm nay đều là những tác phẩm chất lượng được các tác giả, nhóm tác giả đầu tư công phu cho "đứa con tinh thần" dự Giải; Các tác phẩm báo điện tử, báo in được thiết kế, trình bày đẹp, kỹ lưỡng.

Nhiều tác phẩm báo điện tử được trình bày sáng tạo, "phá cách" và sinh động, tương thích và thân thiện trên nhiều nền tảng đa phương tiện phổ biến hiện nay nên đã lôi cuốn được lượng người đọc rất lớn.

Nhiều tác phẩm truyền hình chăm chút hậu kỳ, nhiều sáng tạo trong khâu thể hiện và sản xuất tác phẩm, có ý thức cao khi lựa chọn tham dự Giải; Nhiều tác phẩm phát thanh được xử lý theo hình thức phát thanh hiện đại, có cách đặt vấn đề và trình bày, dẫn dắt tốt; biết sử dụng các lợi thế phát thanh…

Thể loại báo điện tử với xu hướng phát huy thế mạnh loại hình Long - form hay Emagazine để phản ánh sinh động các vấn đề đặt ra. Các tác phẩm phát thanh, truyền hình được đầu tư tiền kỳ, hậu kỳ công phu, dẫn dắt lôi cuốn...

Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" được phát động thường niên thể hiện sự quan tâm của Bộ GD – ĐT đến sự phối hợp của các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước, đã luôn sát cánh cùng ngành Giáo dục trong công cuộc đổi mới. Đây là giải thưởng có ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc nên đã nhận được sự quan tâm và tham gia rất tích cực của các cơ quan báo chí, báo giới trong cả nước.

Lễ trao giải được tổ chức vào 8h30 sáng ngày 16/11 tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm