50% khoa Gây mê, 80% số khoa Hồi sức chưa đạt "chuẩn" kiểm soát nhiễm khuẩn
![]() |
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội nghị
Bài liên quan
Lo không khí Hà Nội ô nhiễm, phụ huynh “săn lùng” khẩu trang diệt khuẩn
10 cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" 2019
Tăng cường các biện pháp đảm bảo người bệnh được an toàn
VitaDairy mang sữa non ColosIgG 24h nhập khẩu từ Mỹ đến với triệu triệu trẻ em Việt Nam
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ, nhiễm khuẩn bệnh viện chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh, làm tăng biến chứng, ngày điều trị, chi phí nằm viện, tỷ lệ tử vong. Hơn nữa, nhiễm khuẩn bệnh viện cũng gây quá tải, giảm chất lượng, uy tín bệnh viện và trở thành gánh nặng chăm sóc y tế.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại các quốc gia châu Âu khoảng 5%, trong khi con số này tại các nước thu nhập thấp và trung bình là 5,7%-19,1%. Khoa Gây mê hồi sức và Hồi sức tích cực tại các bệnh viện được đánh giá là hai nơi yêu cầu rất cao về kiểm soát nhiễm khuẩn.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã công bố kết quả khảo sát tự đánh giá thực trạng hoạt động liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn của gần 560 bệnh viện trên cả nước.
Theo đó, chỉ có hơn 46% khoa Gây mê hồi sức của các bệnh viện có dụng cụ được khử khuẩn, tiệt khuẩn tập trung; vẫn còn hơn 11% khoa không giám sát tuân thủ vệ sinh tay và tuân thủ thực hành; gần 20% khoa Gây mê hồi sức không có khu riêng để xử lý dụng cụ. 11,6% khoa không bố trí phòng để dụng cụ vô khuẩn.
Đặc biệt, hơn 1/4 số khoa Gây mê hồi sức được khảo sát không sử dụng kháng sinh dự phòng cho người bệnh phẫu thuật.
Tại khối khoa Hồi sức tích cực, chưa đến một nửa số khoa khảo sát có biển báo về khu vực cách ly. Gần 30% khoa Hồi sức tích cực có người nhà tham gia chăm sóc. 1/3 số khoa chưa có phòng riêng để đồ vải, dụng cụ sạch, bẩn.
Đặc biệt, 22% khoa Hồi sức tích cực của các bệnh viện không có nhân viên vệ sinh được đào tạo. Con số này tương đương với tỷ lệ các khoa có giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện. Nghĩa là, vẫn còn gần 80% số khoa Hồi sức tích cực không có giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện…
Trước sự đe dọa của nhiễm khuẩn bệnh viện tới sức khỏe người dân, Bộ trưởng Y tế yêu cầu lãnh đạo các đơn vị cam kết triển khai thực hiện đúng, đầy đủ nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn do Bộ Y tế ban hành.
Ngoài việc bố trí đủ nhân lực có chuyên môn, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các đơn vị phải thiết kế/cải tạo cơ sở hạ tầng, trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, điều kiện cho phòng ngừa cách ly, thực hành vô khuẩn, vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tiệt khuẩn; đẩy mạnh vai trò kiểm tra, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, sinh viên, học sinh, người bệnh và người nhà.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cứu sống bé 14 tháng tuổi mắc tay chân miệng

Gia hạn đăng ký hơn 700 sản phẩm thuốc phục vụ đấu thầu, mua sắm

Việt Nam thành công thanh toán bệnh mắt hột

Gửi gắm tin yêu, trao nụ cười tỏa sáng

Vinmec là Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng xuất sắc đầu tiên của Việt Nam

Đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động Ngày giải phóng miền Nam

Các ca mắc sởi có xu hướng tăng ở nhóm trẻ trên 6 tuổi

Người lớn nhiều bệnh nền mắc sởi dễ diễn biến nặng

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai
