72 năm xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa
Tỉnh Bình Dương phạt nặng hàng loạt công ty bất động sản huy động vốn trái phép |
Mặc dù đến ngày 10/5/1949 Ban Tuyên huấn Thủ Dầu Một mới được chính thức thành lập song trên thực tế, hoạt động tuyên truyền, cổ động cách mạng đã được tiến hành xuyên suốt quá trình thành lập các chi bộ Đảng đầu tiên rồi đến vận động thành lập Tỉnh ủy Thủ Dầu Một sau này. Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, trước năm 1930, qua hoạt động tuyên truyền cổ động cách mạng của các đảng viên An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Đảng, hai chi bộ cộng sản Phú Riềng và Đề pô xe lửa Dĩ An đã lần lượt ra đời.
Tiếp sau hai chi bộ đầu tiên của tỉnh ra đời, tổ chức Đông Dương Cộng sản liên đoàn và các đảng viên thuộc tổ chức An Nam Cộng sản Đảng ở Sài Gòn - Gia Định đã tiến hành tuyên truyền trong các thanh niên yêu nước ở xã Bình Nhâm (Lái Thiêu). Bằng các biện pháp thích hợp, vừa vận động tuyên truyền cách mạng vừa kín đáo phổ biến các sách báo tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, các đảng viên cộng sản thuộc hai tổ chức tiền thân của Đảng đã giác ngộ được một số thanh niên yêu nước trong vùng.
Sáu tháng kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Chi bộ Cộng sản Bình Nhâm đã được thành lập (8/1930). Đây là kết quả có ý nghĩa quan trọng của hoạt động tuyên truyền cách mạng trong những ngày đầu thành lập Đảng ở Thủ Dầu Một.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội thi với chủ đề “Sáng mãi niềm tin” kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021). |
Trong 26 năm (1949-1975) trui rèn, chiến đấu trong lò lửa chiến tranh của cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi đến chống Mỹ cứu nước, ngành tuyên huấn tỉnh Thủ Dầu Một luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn nhưng những người làm công tác tuyên huấn đã cống hiến trọn vẹn công sức, tâm trí và cả máu xương để phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác chính trị, tư tưởng, góp phần vào thắng lợi chung của Đảng bộ và nhân dân địa phương.
Trong từng giai đoạn, ngành tuyên huấn Thủ Dầu Một đã chiến đấu không khoan nhượng với kẻ thù trên mặt trận tư tưởng, gặt hái được nhiều thắng lợi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu. Với những công hiến về sức lực, trí tuệ, xương máu của cán bộ, ngành tuyên huấn đã góp phần cùng với các lực lượng khác, cùng với nhân dân tỉnh nhà, nhân dân cả nước đánh đuổi được quân xâm lược Pháp, rồi đến các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, Chiến dịch Mậu Thân năm 1968, động viên quân và dân toàn tỉnh “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng tỉnh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước trong Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975.
Khoảng 150 cán bộ tuyên huấn tỉnh Thủ Dầu Một đã ngã xuống vì độc lập, vì tự do, thống nhất đất nước. Mặc dù phải trải qua những tháng năm cực kỳ gian khổ và ác liệt, đối đầu với những cuộc khủng bố, vây ráp dai dẳng của kẻ thù, dưới mưa bom, bão đạn, chất độc hóa học, đói rét, bệnh tật do thiếu thuốc điều trị nhưng các cán bộ làm công tác tuyên huấn Thủ Dầu Một luôn nêu cao tinh thần cách mạng, chấp nhận hy sinh, vượt qua tất cả, cùng toàn Đảng, toàn dân giành thắng lợi cuối cùng, góp phần đem lại hòa bình, độc lập, tự do về cho quê hương, đất nước. Họ là tấm gương sáng để lại nhiều bài học quý giá cho thế hệ hôm nay và mai sau kế thừa, hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của ngành tuyên huấn mà Đảng và nhân dân giao phó.
Phát huy truyền thống quý báu của ngành tuyên huấn Thủ Dầu Một, hiện nay những cán bộ làm công tác tuyên giáo Bình Dương vẫn đang tiếp tục không ngừng phấn đấu, rèn luyện, vững vàng về bản lĩnh chính trị, lập trường quan điểm, có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ năng lực chuyên môn giỏi cùng với kinh nghiệm dồi dào; nắm vững quan điểm, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, bám sát thực tiễn cuộc sống, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng để tuyên truyền, được nhân dân tin cậy, yêu mến. Cán bộ làm công tác tuyên giáo cùng toàn Đảng, toàn dân kiên quyết đẩy lùi suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống trong nội bộ Đảng và trong toàn xã hội; thực hiện nghiêm túc chuẩn mực đạo đức cán bộ ngành tuyên giáo “Trung thành, nhân ái, sáng tạo, hiệu quả”.
Công tác tuyên giáo đã bao quát toàn diện các lĩnh vực đời sống xã hội, đồng thời chú trọng nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, tâm trạng dư luận xã hội để định hướng kịp thời, đánh giá, tham mưu cấp ủy xử lý và giải quyết những mâu thuẫn, làm ổn định tư tưởng trong nhân dân. Đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây, công tác tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở đã có sự chuyển biến sâu sắc và đạt được những kết quả nổi bật, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong tỉnh ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Nội dung, phương thức công tác tuyên giáo đổi mới, sát với yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn. Chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng lên. Tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cán bộ tuyên giáo các cấp ngày càng được phát huy. Công tác tư tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử đã có bước đổi mới tích cực, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội với tinh thần “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”. Công tác tư tưởng ngày càng nhanh nhạy, đi trước mở đường, khắc phục căn bản tình trạng “chạy theo, nói lại”, “tầm chương trích cú”; đặc biệt đã sớm phát hiện và chủ động chỉ đạo, định hướng tuyên truyền những vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Công tác đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được chú trọng đẩy mạnh, đạt hiệu quả thiết thực.
Qua thực tiễn có thể khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn của ngành tuyên giáo đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta nói chung và Thủ Dầu Một - Sông Bé - Bình Dương nói riêng trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, công tác tuyên giáo đã đồng hành cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong tỉnh thực hiện sự nghiệp đổi mới và đã đạt được nhiều thắng lợi.