Bài 91: Hình ảnh người thầy trong xã hội hiện đại

15:31 | 07/05/2017
TTTĐ.VN - Trong mọi giai đoạn lịch sử, người thầy bao giờ cũng được xã hội tôn vinh và kính trọng. Nghề giáo được coi là một trong những nghề cao quý nhất.

Bài 91: Hình ảnh người thầy trong xã hội hiện đại

>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh
Bài 90: Giữ kỉ cương trong dạy và học


Bài 91: Hình ảnh người thầy trong xã hội hiện đại

Trong mọi giai đoạn lịch sử, người thầy bao giờ cũng được xã hội tôn vinh và kính trọng...

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục thì nói gì đến kinh tế, văn hóa. Bác xem việc dạy học là một nghề đào luyện những thế hệ con người xây dựng xã hội. Tuy sự cống hiến của thầy giáo là rất thầm lặng nhưng nếu trở thành một người thầy giáo tốt là vô cùng hữu ích và rất mực vẻ vang. Vì thế, Người dạy: Người thầy giáo tốt là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh.

Nhiệm vụ của người thầy không chỉ là truyền bá tri thức, phương pháp, tay nghề cho người học mà thầy giáo cũng như học trò, tất cả đều phải tham gia vào các công việc xã hội một cách thật tích cực. Nhà trường phải gắn liền với thực tiễn xã hội, gắn liền với đời sống của nhân dân.

Phải công bằng mà nói, sự tôn trọng, quý trọng của học sinh đối với thầy cô giáo đã vơi nhạt đi khá nhiều so với những thập niên trước, càng suy giảm so với thời phong kiến. Nguyên nhân cơ bản là do một bộ phận giáo viên đã tự đánh mất hình ảnh tốt đẹp của mình.

Trước kia, “trò” có quyền và nghĩa vụ chấp nhận “thầy”, mặc nhiên phải tôn trọng “thầy”. Thì nay giáo dục được coi là một dịch vụ đặc biệt, “người học là khách hàng của người dạy”. Đã là khách hàng thì người học có quyền yêu cầu một dịch vụ giáo dục tốt, một giáo viên tốt. Do vậy, để được người học và xã hội tôn trọng thì người thầy phải có đầu tư, rèn luyện xứng đáng.

Tra từ khóa “đánh học sinh” trên google, thu được 3.750.000 kết quả trong 0,40 giây. Đó là biểu hiện rõ ràng về thiếu kĩ năng giao tiếp ở giáo viên. Giáo viên thiếu tôn trọng, thiếu sự đồng cảm với người học không phải là cá biệt, nhất là với người học nhỏ tuổi. Càng nhỏ tuổi, càng dễ bị giáo viên dùng quyền lực để mắng mỏ, áp đặt hay đánh đập. Giáo viên ứng xử thiếu mô phạm, thiếu thiện chí cũng thường xảy ra, kể cả ở những giáo viên có nhiều năm giảng dạy. Trong đó, tính mô phạm, tôn trọng và đồng cảm với người học, có thiện chí lại chính là các nguyên tắc giao tiếp sư phạm cơ bản.

Mặt khác, sự giao tiếp sư phạm của giáo viên không chỉ diễn ra với người học trong lớp mà còn diễn ra bên ngoài xã hội. Không có quy định nào và không ai cấm giáo viên đi chơi với người học hay ngồi hàng quán trước cổng trường. Giáo viên rất cần phải gần gũi với người học. Tuy nhiên, cần phải chú ý vì cùng một hành vi, với người khác thì không sao, nhưng với một giáo viên thì có thể bị đánh giá “thầy, cô mà cũng làm vậy à”. Bởi giáo viên là người được xã hội tôn trọng, là “người của công chúng” nên phải gìn giữ hình ảnh của mình, rèn luyện kĩ năng giao tiếp.

Ngày nay, với phương pháp dạy học tích cực, quá trình dạy học bao gồm “người học” và “người tổ chức quá trình học” thay vì “trò” và “thầy” như trước kia. Người học tương tác nhiều hơn với giáo viên và với nhau, học tập chủ động và sáng tạo. Giáo viên giữ vai trò là người tổ chức, hỗ trợ và khuyến khích. Quá trình dạy học như vậy khiến cho sự đồng cảm, thiện chí và tôn trọng lẫn nhau luôn được duy trì và phát triển.

Ngược lại, với lối dạy học thiếu tích cực, thụ động thì quá trình dạy học chỉ là truyền thụ kiến thức một chiều từ giáo viên đến người học. Sự tương tác giữa giáo viên với người học, giữa người học với nhau rất ít ỏi. Do vậy, giáo viên thiếu thông tin phản hồi từ người học để điều chỉnh hành vi của mình. Người học thiếu cơ hội trao đổi, tranh luận với nhau để có sự ứng xử theo chuẩn mực chung của xã hội. Từ đó, giữa “thầy” và “trò” cũng thiếu sự chia sẻ, cảm thông để gần gũi, tôn trọng nhau trong từng giờ học.

Cách đây không lâu, dân cư mạng chia sẻ và tỏ ý bất bình về clip trên youtube về cảnh thầy giáo tát học trò, rồi học trò cũng nhảy vào đánh lại thầy ngay trên bục giảng. Câu chuyện đáng buồn đó xảy ra tại trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Tây Sơn, Bình Định. Nhiều ý kiến chê trách học trò đã hành xử trái đạo lý nhưng cũng nhiều ý kiến cho rằng, người thầy đã có lỗi khi thiếu tôn trọng học trò, sai phương pháp giáo dục.

Về người thầy, qua 4 năm đại học, trong đó ít nhất gần 3 năm thầy học đủ các loại học phần về môn tâm lí. Đây là thời điểm thầy cần vận dụng môn này. Có rất nhiều phương án để giải quyết tình huống khi học sinh vi phạm và không có phương án nào giải quyết tình huống như thế. Đó là vi phạm đạo đức nhà giáo.

Còn về 2 học sinh, nhìn nhận một cách khách quan thì đa phần đạo đức học sinh ngày nay xuống cấp do thời buổi kinh tế thị trường, gia đình, xã hội đã tác động đến các em. Gia đình chưa thật sự quan tâm đến con em mình. Nhà trường còn chú trọng đến dạy chữ, chưa thật sự quan tâm đến dạy người, xã hội thì có quá nhiều sự tác động xấu đến học sinh...

(còn nữa)



Duy Long

Bản quyền thuộc https://tuoitrethudo.vn/