Tag

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh- Bài 90: Giữ kỉ cương trong dạy và học

Người Hà Nội 04/05/2017 11:51
aa
TTTĐ.VN - Những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đã có nhiều đổi mới, từ giảm tải chương trình cấp tiểu học đến cách thức tổ chức Kì thi THPT Quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ... Những việc làm này xuất phát từ ý nguyện của những người tâm huyết với ngành giáo dục và sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh việc tháo gỡ vướng mắc, tìm ra giải pháp của chương trình học thì rất cần sự chấn chỉnh kỉ cương đạo đức ngay trong trường lớp.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh- Bài 90: Giữ kỉ cương trong dạy và học

>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh:
Bài 80: Chấn chỉnh kỉ cương trong giao thông
Bài 81: Tính cộng đồng trong tham gia giao thông
Bài 82: Những “chuyện nhỏ” mà tạo nên nét văn hóa
Bài 83: Bộ Quy tắc ứng xử tạo nên những chuyển biến tích cực
Bài 84: Hình ảnh đẹp về cảnh sát giao thông
Bài 85: Mỗi người hãy tự nêu cao ý thức chấp hành luật pháp
Bài 86: Nâng cao ý thức tham gia giao thông cho giới trẻ
Bài 87: Nghiêm túc trong tham gia giao thông
Bài 88: Lan tỏa văn hóa giao thông đến mọi người
Bài 89: Những câu chuyện văn hóa giao thông đáng suy ngẫm

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh- Bài 90: Giữ kỉ cương trong dạy và học

Giữ kỉ cương trong dạy và học

Năm qua, Ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và là năm đầu tiên đưa nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống. Nhiều quyết sách, chính sách giáo dục có tác động tích cực, góp phần làm thay đổi suy nghĩ, cách thức quản lí và hoạt động của cả hệ thống.

Ban hành Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam là điểm nhấn quan trọng hàng đầu trong năm. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới được thiết kế theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở THPT; tạo điều kiện để quy hoạch đồng bộ lại mạng lưới cơ sở giáo dục.

Trong năm, ngành giáo dục cũng nhìn lại những quy chế, quy định còn hạn chế để thay đổi, bổ sung và hoàn thiện. Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học trên cơ sở hoàn thiện Thông tư 30 được ban hành, góp phần làm giảm áp lực, tạo ra khí thế mới cho giáo viên và học sinh tiểu học.

Quy chế đào tạo tiến sĩ hay Nghị định quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đang trong quá trình hoàn thiện với nhiều điểm mới hứa hẹn sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực về chất lượng đào tạo.

Kì thi THPT quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng cơ bản khắc phục được những hạn chế của kì thi năm 2015. Quy chế thi và quy chế tuyển sinh được công bố sớm hơn mọi năm giúp các địa phương, nhà trường đủ thời gian chuẩn bị.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành giáo dục cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế. Có thể kể đến như: Xây dựng và thực hiện chính sách về giáo dục và đào tạo cần đề cao tính thực tiễn và hiệu quả thực sự trong quá trình triển khai. Mặc dù trước khi xây dựng chính sách đều có nghiên cứu, khảo sát, thực tế cho thấy đâu đó vẫn còn những điểm chưa phù hợp, khó triển khai trong thực tiễn.

Một phần nguyên nhân là do đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục còn bất cập, cơ cấu chưa hợp lí, trình độ không đồng đều. Một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới; Công tác dự báo, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục chưa thật hiệu quả, chưa sát với nhu cầu sử dụng; Nguồn lực đầu tư còn hạn chế so với yêu cầu phát triển của ngành. Cơ sở vật chất trường, lớp học thiếu thốn. Công tác xã hội hóa trong đầu tư cho giáo dục chưa đạt hiệu quả như mong muốn...

Chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục đại học chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Việc tăng quy mô giáo dục đại học không tương xứng với các điều kiện bảo đảm chất lượng, trong khi công tác dự báo nhu cầu thị trường lao động chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới chất lượng đào tạo chưa tốt. Chương trình đào tạo chậm được đổi mới, còn nặng về lí thuyết, thiếu tính thực tiễn, thiếu sự gắn kết giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp.

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn thương tích, các vụ bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, có trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, một số cơ sở giáo dục vi phạm các quy định về VSATTP, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ… Chỉ trong một thời gian ngắn, ở Hà Nội xảy ra nhiều vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo như vụ ở Trường Tiểu học Nam Trung Yên; vụ học sinh lớp 12 bị bỏng trong giờ thực hành ở Trường THPT Phan Đình Phùng; cô giáo dùng dép đánh vào đầu trẻ ở cơ sở mầm non Sen Vàng...

Trước thực tế này, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội thừa nhận hiện nay đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí ở một số nơi về cơ cấu còn chưa đồng bộ, chất lượng chưa đồng đều giữa các khu vực, vùng miền. Công tác quản lí ở một số đơn vị chưa đạt yêu cầu nhiệm vụ đề ra, còn để xảy ra các hiện tượng quản lí thu chi, tổ chức dạy thêm học thêm không đúng quy định; quy chế dân chủ chưa được thực hiện đầy đủ... Một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, còn hạn chế về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và lòng yêu nghề.

Trong năm nay, Bộ GD-ĐT ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề gì, trong đó tiếp tục triển khai 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản được đặt ra cho năm học 2016-2017 và những năm tiếp theo. Năm 2017, ngành giáo dục sẽ tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, 2017 sẽ là năm đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng, công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng và kết quả kiểm định, xếp hạng, từ đó quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học phù hợp nhu cầu nhân lực của đất nước.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Hoa hậu Di Khả Hân ngày càng quyến rũ Thời trang - Làm đẹp

Hoa hậu Di Khả Hân ngày càng quyến rũ

TTTĐ - Mới đây, Hoa hậu Di Khả Hân gây chú ý khi xuất hiện tại sự kiện âm nhạc đình đám. Được biết đây là dịp để người đẹp 9X tạm gác công việc sang một bên để dành thời gian cho bản thân, cùng đắm chìm trong không gian âm nhạc.
Nông Thúy Hằng làm Giám đốc Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế Việt Nam Giải trí

Nông Thúy Hằng làm Giám đốc Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế Việt Nam

TTTĐ - Hoa hậu Nông Thúy Hằng sẽ đảm nhận vai trò lựa chọn và đồng hành với đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hữu nghị Quốc tế 2024.
Làm mới tủ đồ ngày hè với chất liệu tencel Thời trang - Làm đẹp

Làm mới tủ đồ ngày hè với chất liệu tencel

TTTĐ - Chất liệu tencel là một lựa chọn lý tưởng cho mùa hè nhờ vào tính năng thoáng khí và khả năng hấp thụ độ ẩm tốt. Chính vì thế, hè này các chị em phụ nữ sẽ ưu tiên lựa chọn những thiết kế có chất liệu tencel để làm mới tủ đồ của mình.
Cuốn nhật kí của phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ Văn học

Cuốn nhật kí của phóng viên chiến trường Điện Biên Phủ

TTTĐ - “Kí họa trong chiến hào” là nhật kí của họa sĩ Phạm Thanh Tâm (1932 - 2019). Tác phẩm được ông viết khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với tư cách phóng viên chiến trường báo Quyết Thắng, tờ báo của Đại đoàn pháo binh 351.
Hương sen ấm chiến hào Văn học

Hương sen ấm chiến hào

TTTĐ - Mỗi người lính vào Trường Sơn, hầu như ai cũng mang theo một mùi hương: Hương bưởi, hương cau, hương chanh, hương lúa... Với người lính trẻ trong bài thơ dưới đây của nhà báo Nguyễn Hồng Vinh, hương sen không chỉ theo anh ra trận, mang nguồn năng lượng trong mỗi đợt xung phong, mà khi hòa bình, trở về quê nhà, hình sen vẫn theo suốt đời anh. “Hương sen luôn vương vấn / Và mỗi đêm trăng ngần / Hình em như ở cạnh...”.
Lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay gửi tới cha ông Điện ảnh - Âm nhạc

Lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay gửi tới cha ông

TTTĐ - Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ, Điện Biên) đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử". Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Điện Biên chủ trì, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam thực hiện.
"Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử": Kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai Điện ảnh - Âm nhạc

"Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử": Kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai

TTTĐ - Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) với chủ đề "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử".
Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Chiều 6/5/2024, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biện). Triển lãm sẽ mở cửa tự do đón khách tham quan từ 7/5/2024 - 12/5/2024.
Đến với “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” Văn học

Đến với “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử”

TTTĐ - “Điện Biên Phủ - Những trang vàng lịch sử” là tác phẩm của Đại tá Hoàng Minh Phương với lời đề tựa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tác phẩm nằm trong bộ sách kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do NXB Trẻ gửi tới độc giả.
Thực tế sống động “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” Văn học

Thực tế sống động “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ”

TTTĐ - “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” là tác phẩm tâm huyết của tác giả Lưu Trọng Lân. Tác phẩm nằm trong bộ sách kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Trẻ.
Xem thêm