Tag
Đồng phục học sinh - “đồng khổ” của nhiều phụ huynh

Bài 2: Giá trị thực của đồng phục học sinh

Giáo dục 18/09/2018 11:01
aa
TTTĐ - Trong vai người của công ty may đồng phục, chúng tôi có mặt ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) - đầu mối toàn miền Bắc về các loại vải. Tại đây, giá trị thật của mỗi bộ đồng phục học sinh đã dần được làm sáng tỏ.

Bài 2: Giá trị thực của đồng phục học sinh

Bài liên quan

Bài 1: Nỗi lo mang tên đồng phục

Mảnh đất màu mỡ

Có mặt tại đại lý vải Hạ Viên tại ki-ốt B2 chợ Đồng Xuân, chúng tôi nhanh chóng được đon đả chào mời. Chủ cửa hàng cho biết, chị đã có thâm niên kinh doanh các mặt hàng vải đồng phục học sinh từ nhiều năm nay. Xưởng dệt của chị tại làng La Cả (Hà Đông, Hà Nội). Đây đồng thời cũng chính là kho chứa các loại vải vóc từ khắp nơi nhập về. Không riêng gì nhà vải Hạ Viên, cả làng La Cả từ xưa đã nổi tiếng bởi nghề buôn bán vải vóc.

Chúng tôi chỉ cần nói mua vải may mẫu đồng phục học sinh, chị chủ hàng đã chào đón chúng tôi rất nồng nhiệt. Sau khi nhận được mẫu quần áo của một số nhà trường, chị chủ hàng lập tức đưa bảng giá từng loại vải.

Với chất liệu Kate silk (hay còn gọi là vải Lon Mỹ) - loại vải may đồng phục luôn được các nhà may giới thiệu để làm hàng đồng phục có giá tại chợ là 28.000 đồng/m. Nếu lấy từ 500m trở lên, giá có thể giao động xuống còn 26.500 - 27.000 đồng/m. Giá vải đồng phục có thể chênh nhau thêm chút xíu tùy thuộc vào việc nhà may thanh toán tiền ngay hay nợ đến cuối mùa. Vải quần chất liệu kaki sản xuất tại Việt Nam hiện đang thông dụng nhất, giao động từ 30.000 - 33.000 đồng/m. Chất liệu kaki sản xuất theo công nghệ Hàn Quốc (nhà máy tại Vĩnh Phúc, với tên gọi Bangrim Hàn Quốc) giá cũng chỉ từ 45.000 - 60.000 đồng/m. Chị chủ cửa hàng cho hay, loại vải Bangrim Hàn Quốc chỉ may ở các trường dân lập hoặc các trường cấp 3, trường chuyên. Đồng phục thông thường ở các cấp 1 và 2 hầu hết sử dụng loại vải kaki sản xuất trong nước, tại các xưởng tư nhân các làng nghề hoặc đất vải Nam Định.

Vải để may đồng phục học sinh rất sẵn ở chợ Đồng Xuân
Vải để may đồng phục học sinh rất sẵn ở chợ Đồng Xuân

Nhân viên bán hàng tại quầy vải Huy Vĩnh (ki-ốt B2 chợ Đồng Xuân) cho hay, vải may sơ mi đồng phục được mua nhiều nhất là loại 27.000 đồng/m. Tuy nhiên, không ít nhà may chỉ nhập vải giá khoảng 20.000 - 23.000 đồng/m. Loại vải này rất nóng vì 100% không có chất cotton.

“Tiền nào của ấy, giá thấp đương nhiên là chất lượng sẽ rất kém. Giá vải áo sơ mi đồng phục là 28.000 đồng/m, nếu mua từ 500m vải trở lên giá sẽ giảm. Các công ty may đồng phục thường mua vài nghìn mét về để may dần. Khổ vải là 1m50, chỉ cần dựa vào chiều dài áo, chiều dài quần, tính nhanh cũng ra, cứ 2m vải sẽ may được 3 áo hoặc 3 quần đồng phục”, chủ sạp vải Huy Vĩnh khẳng định.

Giá cả tỷ lệ nghịch chất lượng

Tại nhà buôn vải thun Sài Gòn (đầu mối vải từ TP Hồ Chí Minh) ở ngõ 670 phố Nguyễn Khoái, quận Hoàng Mai, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô được cho biết vải để may đồng phục thể thao có đến vài chục loại. Chất liệu vải may áo thể thao được tính theo kilogam. Loại đắt nhất (100% cotton) lên tới 190.000 đồng/kg. Mỗi kilogam thường dao động từ 3 - 4 mét vải. Loại vải đắt thường chỉ dành may cho khách lẻ. Vải có nhiều coton dễ nhàu, lại là chất vải không phải để may loại áo thun có cổ nên ít được các nhà may lựa chọn.

Loại vải chọn may đồng phục thể thao học sinh có giá 70.000 – 80.000 đồng/kg. Quần dùng vải chéo hay thun mè có giá tương đương. Giá thành loại vải thun mè rẻ hơn các loại thun cá sấu do nhẹ cân hơn. Theo chủ sạp vải, đồng phục thể dục có giá thành rẻ hơn so với các đồng phục sơ mi bởi công may loại này thấp hơn.

Anh chủ nhà vải thun Sài Gòn cho biết thêm, cứ 1kg rơi vào khoảng 3m vải. Một chiếc áo chỉ may hết 70cm, tính ra tiền vải hết chưa đến 30.000 đồng.

Tại một sạp vải thun khác, chủ cửa hàng tư vấn, có loại thun rẻ chỉ 65.000 đồng/kg. Loại này là thun lạnh, co giãn tốt nhưng lại không phải là vải cotton nên không thấm hút mồ hôi.

Sau khi tìm hiểu các loại vải, chúng tôi có mặt tại một số xưởng may đồng phục đóng trên địa bàn Hà Nội. Chị chủ xưởng may tại Vương Thừa Vũ (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay: “Giá của một chiếc áo sơ mi đồng phục thường được xưởng nhận về là 15.000 - 20.000 đồng/áo. Giá quần cạp chun (loại quần chủ yếu của cấp tiểu học) tương đương với giá áo. Với bộ thể thao nếu may từ 500 bộ trở lên, giá chỉ còn khoảng 30.000 đồng/bộ”.

Từ nguồn cung cấp vải đến những xưởng may, chúng tôi đã có thể thấy giá trị thật của một bộ đồng phục. Nếu tính ra một bộ sơ mi từ vải đến công đoạn hoàn thiện giá chỉ trên dưới 100.000 đồng/bộ. Tuy nhiên, giá một bộ đồng phục tiểu học hiện đang được bán từ 145.000 – 165.000 đồng, đồng phục cấp THCS khoảng 350.000 đồng/bộ. Có thể thấy, hiện tại không có trường nào bán đồng phục với giá chuẩn đúng chất lượng.

Thậm chí, nhiều Hiệu trưởng nắm được giá trị thực của đồng phục nên còn ép các doanh nghiệp may giảm giá. Khi đồng phục trở thành miếng mồi béo bở, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau khốc liệt thì ai cũng muốn hạ sát với mức giá gốc. Không ít doanh nghiệp để bước được một chân vào thị trường này đã phải “ngỏ ý” trích phần trăm hoa hồng cao ngất ngưởng…

Ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Khoa học - Giáo dục Hà Nội cho rằng, mục đích của đồng phục rất cao đẹp được nhiều nơi hưởng ứng, thực hiện. Tuy nhiên, dù là “tự nguyện” nhưng cách làm mỗi nơi mỗi khác, chất lượng và giá cả mỗi bộ đồng phục học sinh gần như phụ huynh không kiểm soát được hoặc được tham gia ý kiến. Do đó, cần đẩy cao vai trò của Ban phụ huynh tham gia ý kiến đóng góp vào hoạt động này.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm