Tag
Đồng phục học sinh - “đồng khổ” của nhiều phụ huynh

Bài 3: Giải bài toán “miếng bánh” đồng phục

Giáo dục 19/09/2018 14:00
aa
TTTĐ - Sau loạt bài “Đồng phục học sinh - “đồng khổ” của nhiều phụ huynh”, báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được rất nhiều chia sẻ của bạn đọc. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã đặt câu hỏi tới nhiều Hiệu trưởng các trường phổ thông tại Hà Nội: Vì sao giá thực của mỗi bộ đồng phục chỉ trên dưới 100 nghìn đồng nhưng đến tay phụ huynh bị “đội” lên gấp rưỡi, thậm chí vài, ba lần? Tuy nhiên, hầu hết các vị lãnh đạo này đều tỏ ra… ngỡ ngàng.

Bài 3: Giải bài toán “miếng bánh” đồng phục

Vì sao giá thực của mỗi bộ đồng phục chỉ trên dưới 100 nghìn đồng nhưng khi đến tay phụ huynh lại bị “đội” giá..? Ảnh minh họa: Minh Việt

Bài liên quan

Bài 1: Nỗi lo mang tên đồng phục

Bài 2: Giá trị thực của đồng phục học sinh

Không hoa hồng và không bắt ép?

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, các trường không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, khuyến khích ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng để tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng phục yêu cầu thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp, được hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh đồng thuận. Không để xảy ra trường hợp học sinh vì chưa có đồng phục mới mà không được vào trường học. Trong năm học 2018 - 2019, Sở sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh, kiểm tra các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn và xử lý nghiêm những nơi để xảy ra lạm thu.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Như, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) – nơi mà mỗi phụ huynh đầu năm học phải bỏ số tiền gần 2 triệu đồng để mua đồng phục cho con, cho biết: “Mẫu đồng phục của nhà trường là truyền thống nhiều năm. Bản thân tôi mới về làm Hiệu trưởng, không thể thay đổi ngay được. Trong thông báo gửi tới phụ huynh, nhà trường không ép buộc phải mua đồng phục do trường bán. Họ có thể mua ở trường hoặc may theo mẫu của trường. Tôi chỉ cần học sinh mặc áo sơ mi trắng không có logo trường cũng được”.

Tuy nhiên, khi được hỏi việc này có công khai với phụ huynh không thì bà Quỳnh Như cho hay: “Khi nào phụ huynh hỏi thì tôi sẽ nói”. Đồng thời, bà Như khẳng định, không được một phần trăm nào trong số tiền bán đồng phục tại trường.

Một Hiệu trưởng trường THCS ở quận Ba Đình, Hà Nội cho hay, đồng phục nhà trường chỉ cần áo trắng và quần tối màu. Ngoài ra, nhà trường có quy định thêm với học sinh nữ không được mặc quần bó sát. Trường có thông báo rõ ràng, phụ huynh có thể mua quần áo bất cứ nơi nào, không cần logo của nhà trường, miễn sao các con mặc áo quần lịch sự khi lớp.

Vị Hiệu trưởng này tiếp tục khẳng định, về việc phải cắt xén phần trăm hoa hồng cho hiệu trưởng thì bà không hay biết.

Tiền chênh lệch “chảy” vào túi ai?

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, một Hiệu phó trường THCS đóng trên địa bàn quận Thanh Xuân cho hay, tỷ lệ “ăn chia” ngầm giữa Hiệu trưởng và các nhà may đồng phục thường dao động từ 30 - 40%.
Các hợp đồng đồng phục thường “núp bóng” dưới dạng nhà may ký trực tiếp với hội cha mẹ học sinh. “Chiêu trò” này giúp Hiệu trưởng “vờ như hoàn toàn đứng ngoài cuộc”. Vị Hệu phó này đặt câu hỏi: “Nếu không có sự “cho phép” của Hiệu trưởng, nhà may nào có thể tiếp cận được với hội cha mẹ học sinh? Chưa kể đến việc hội cha mẹ học sinh thường là do các Hiệu trưởng lựa chọn. Con cái họ đang học trong trường. Nếu không thích thì họ xin từ chối không làm chứ “ai dở hơi đi đối đầu với hiệu trưởng”?.Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, một Hiệu phó trường THCS đóng trên địa bàn quận Thanh Xuân cho hay, tỷ lệ “ăn chia” ngầm giữa Hiệu trưởng và các nhà may đồng phục thường dao động từ 30 - 40%.

Một đại diện nhà may chuyên gia công các mặt hàng đồng phục có địa chỉ tại thôn Quang Lang Đoài (xã Thụy Hải, Thái Thụy, Thái Bình) cho hay: “Thực tế, con số phần trăm trích lại cho các trường không chỉ dừng lại ở 30 - 40% mà ở nhiều trường, sau khi đồng phục buộc phải “cắt xén” lần thứ nhất, nhà may tiếp tục “cắt” cho Hiệu trưởng lần thứ hai từ 10 - 20%. Thậm chí, tại nhiều quận, huyện, nhà may còn phải “chia chác” tới tận cấp phòng giáo dục. Khi xuống đến kế toán, muốn thanh toán, bán hàng được dễ dàng, nhà may tiếp tục phải chi thêm. Đó là chưa kể đến việc mỗi lần nhà trường đi tham quan, nghỉ mát, quyên góp… thì các công ty may đồng phục, dưới hình thức “xã hội hóa” cũng phải vào cuộc.

“Phải chi nhiều như thế nên giá đồng phục “đội” từ một lên đến gấp hai, ba lần cũng “không còn gì là khó hiểu”. Chúng tôi không còn cách nào khác, buộc phải chọn may chất lượng thấp, chọn vải xấu may cho học sinh mặc. Bằng không, chẳng lẽ đóng cửa nhà máy, trong khi đã đầu tư tới cả tỷ đồng?”, vị đại diện nhà may trên tiết lộ.

Trong khi giá thực mỗi bộ đồng phục cấp Tiểu học, Trung học chỉ có giá thực khoảng 90 - 120 ngàn đồng thì hầu hết các trường tại Hà Nội đang bán từ 200 – 350.000 đồng/bộ. Nhiều nhà trường còn “bày ra” nhiều loại đồng phục để “tăng” số lượng “hoa hồng” hoặc “cố tình” thêm các họa tiết phụ “tạo ra sự độc đoán” bản quyền để buộc phụ huynh không thể mua ngoài.

Rất nhiều Hiệu trưởng cho rằng, không bắt ép học sinh mua đồng phục tại trường. Tuy nhiên, phụ huynh không thể mua ngoài vì những “đặc thù” mà chỉ có trường mới có. Chưa kể, nếu so sánh mua trong trường với mua ngoài thì giá cả chênh lệch rất lớn trong khi nhà trường bán đồng phục học sinh… không mất tiền cửa hàng, không mất chi phí quảng cáo, tìm kiếm khách hàng.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy và học Giáo dục

Hà Nội tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy và học

TTTĐ - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các phòng GD&ĐT và cơ sở giáo dục trực thuộc về thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số năm học 2024 - 2025.
Hải Phòng: 467 đoạt giải học sinh giỏi cấp thành phố bảng A Giáo dục

Hải Phòng: 467 đoạt giải học sinh giỏi cấp thành phố bảng A

TTTĐ - Kỳ thi chọn Học sinh giỏi cấp thành phố bảng A năm học 2024-2025, Hải Phòng có 467 thí sinh đoạt giải; trong đó có 37 đoạt giải nhất, 118 giải nhì, 162 giải ba và 150 giải khuyến khích.
Gần 3.000 giáo viên đi thực tế tại các di tích của Hà Nội Giáo dục

Gần 3.000 giáo viên đi thực tế tại các di tích của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 29/9, gần 3.000 cán bộ, giáo viên đến từ các trường học THPT, THCS và Tiểu học của Hà Nội đã được đi thực tế, tham quan tại di tích Hoàng thành Thăng Long và Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Quảng Nam hỗ trợ toàn bộ học phí cho học sinh phổ thông Giáo dục

Quảng Nam hỗ trợ toàn bộ học phí cho học sinh phổ thông

TTTĐ - Với quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo quyền được học tập của mọi trẻ em, tỉnh Quảng Nam đã dành hơn 158 tỷ đồng để hỗ trợ toàn bộ học phí cho hệ mầm non và học sinh phổ thông trong giai đoạn 2024 - 2026.
Gắn lý luận chính trị với thực tiễn, gắn nhà trường với xã hội Giáo dục

Gắn lý luận chính trị với thực tiễn, gắn nhà trường với xã hội

TTTĐ - Tại Hội thảo khoa học khoa Chính trị học 30 năm xây dựng và phát triển diễn ra sáng 28/9, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có nhiều ý kiến tham góp thiết thực, ý nghĩa của các, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.
Nhân viên nuôi dưỡng thi tài nấu suất ăn 25.000 đồng cho trẻ Giáo dục

Nhân viên nuôi dưỡng thi tài nấu suất ăn 25.000 đồng cho trẻ

TTTĐ - Ngày 28/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Học sinh trường THCS Ngô Quyền chinh phục ước mơ cùng Đức Việt & O’Food Giáo dục

Học sinh trường THCS Ngô Quyền chinh phục ước mơ cùng Đức Việt & O’Food

TTTĐ - Ngày 27/9, tại Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) diễn ra vòng sơ khảo hai chương trình tranh tài quy mô toàn quốc “Cùng Đức Việt & O’Food trở thành Trạng nguyên tuổi 13” và “Cùng Đức Việt & O’Food thắp sáng những ngôi sao buổi sớm” - lần thứ X năm 2024. Chương trình diễn ra trong không khí tưng bừng và phấn khởi với sự tham gia của các vị đại biểu, các thầy, cô giáo và toàn thể học sinh nhà trường.
Hà Nội tăng cường các giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học Giáo dục

Hà Nội tăng cường các giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học

TTTĐ - Hà Nội yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, triển khai thực hiện kế hoạch trở thành “Thành phố học tập của UNESCO”.
Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á Giáo dục

Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á

TTTĐ - Tại Hội nghị Hợp tác và Đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục 2024, Hội đồng Anh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức giới thiệu một số kết quả ban đầu của Báo cáo nghiên cứu “Việt Nam - Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á - Bài học và dẫn chứng”. Báo cáo được đồng thực hiện bởi Hội đồng Anh và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Gắn biển 2 công trình mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Giáo dục

Gắn biển 2 công trình mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Quận Hoàng Mai (Hà Nội) vừa tổ chức gắn biển công trình cấp thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem thêm