Tag
Bài toán an toàn hành lang đường sắt Thủ đô: Đã đến lúc phải “giải đến nơi đến chốn”

Bài 2: Cuộc sống "cạnh tử thần" giữa lòng Hà Nội

Đô thị 26/10/2021 08:00
aa
TTTĐ - Đường sắt từ ga Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc có nhiều đoạn chạy len lỏi trong lòng các khu dân cư Thủ đô. Vì thế, phố đường tàu từ lâu đã không còn xa lạ với nhiều người. Đây là nơi mà dân cư mỗi ngày đều phải đối mặt với nguy hiểm ngay trước hiên nhà, với tiếng tàu inh ỏi và không gian sinh hoạt chật hẹp... Thực ra, vì mưu sinh, họ không còn lựa chọn nào khác nhưng tất cả đều rất cần một hành lang đường sắt an toàn, đủ rộng cho những đứa trẻ nơi đây bớt thiệt thòi và nguy hiểm.
Bài toán an toàn hành lang đường sắt Thủ đô: Đã đến lúc phải “giải đến nơi đến chốn”

Từ kí ức của những đứa trẻ lớn lên bên đường tàu…

Khu tập thể đường sắt ga Cầu Bây nằm trên đường Nguyễn Văn Linh (Long Biên, Hà Nội) chỉ dài khoảng hơn 100m nhưng lại là nơi sinh sống của hàng chục hộ dân. Người dân xung quanh đây vẫn gọi là "xóm đường tàu". Sở dĩ gọi như vậy bởi cuộc sống của những người dân nơi đây ngày ngày diễn ra bên cạnh tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng với những nguy hiểm rình rập thường trực.

Ngày nghỉ học, những đứa trẻ ở xóm này thường bị khóa cửa chơi trong nhà, tuyệt nhiên không được ra ngoài chơi, nếu có phải có sự giám sát của người lớn. Ngay cả khi chúng muốn sang nhà hàng xóm chơi cũng không ai dám để tự đi mà cần phải có người dẫn sang chỉ vì một nỗi lo chung: "Sợ tàu".

Những đứa trẻ hồn nhiên vui chơi bên đường tàu khu tập thể ga Cầu Bây (Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội)
Những đứa trẻ hồn nhiên vui chơi bên đường tàu tại khu tập thể ga Cầu Bây (Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội)

Chị Liên, người dân sống tại đây chia sẻ: "Khu xóm nhỏ không có nơi cho trẻ em sinh hoạt nên người lớn thường cho con chơi tại nhà và luôn dặn dò kĩ về việc không được tự ý lên đường tàu. Dù vậy, trước những thói quen sinh hoạt ngay cạnh đường tàu của người lớn, thỉnh thoảng các em vẫn quên lời cha mẹ dặn và lên đường tàu chơi. Những lúc như thế, ai nhìn cũng sợ hãi".

Trái ngược với nỗi sợ của bố mẹ, những đứa trẻ vô tư ấy lại rất háo hức mỗi khi có tàu đi qua. Từ trong nhà, cửa đã cài đóng then cài, chúng giơ tay vẫy chào đoàn tàu và hét lớn. Có lẽ tuổi thơ của những đứa trẻ nơi đây chính là hình ảnh đoàn tàu vùn vụt chạy qua, là tiếng còi hú vang trời, là cột ống khói phả lên cao ngất.

Có lẽ đó cũng là ký ức tuổi thơ tươi đẹp của bố mẹ chúng mà đến bây giờ lại trở thành nỗi ám ảnh thường trực hàng ngày, hàng giờ.

Nguy hiểm rình rập nhưng khi hỏi có yêu nơi này không, những người dân sống ở khu tập thể này đều tủm tỉm gật đầu và không có ý định chuyển đi nơi khác. Bởi họ đã sống gắn bó ở đây 2, 3 thế hệ rồi. Chỉ là, họ luôn mong mỏi có một đường gom đủ an toàn cho trẻ nhỏ.

Ở khu này, có những cụ già đã gắn bó hơn 40 năm. Vào mùa hè, cứ chiều chiều sau chuyến tàu chạy lúc gần 17h là người dân lại mang ghế ra ngồi hóng mát. Họ nói, không phải mình mới chỉ ở ngày một ngày hai mà nói muốn chuyển đi là chuyển, ở đây quen rồi, ngày vài ba chuyến tàu ồn chút thôi, còn lại lúc nào cũng yên tĩnh. Giờ bảo chuyển lên phố để cả ngày đinh tai nhức óc thì thôi, thà ở cả đời nơi này còn hơn.

… đến nỗi ám ảnh thường trực của người lớn

Khu tập thể này dành cho đại đa số cán bộ, công nhân viên, người lao động trong ngành đường sắt. Ngoài tên gọi xóm đường tàu, thi thoảng người ta vẫn gọi đùa khu này là "xóm liều". Một người dân lý giải việc gọi thế là bởi người dân xóm này sống nhiều năm ngay cạnh đường tàu mà không có đường gom dân sinh hay bất cứ hàng rào nào nên họ nói với ngụ ý rằng “chúng tôi đang liều mạng để sống”.

Chị Thu Hằng sống ở khu này kể rằng, vào tối mùng 3 Tết Nguyên Đán năm 2021, nhà chị có bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi khiến cả gia đình nháo nhác đi tìm. Khi thấy bé ở nhà hàng xóm, ai cũng thở phào.

"Chỉ sợ nó chạy lên đường tàu. Cũng may chưa có tàu chạy qua. Mặc dù nhà hàng xóm chỉ cách chừng 20m nhưng không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu lúc đó tàu đến. Tôi không dám nghĩ tiếp…”, chị Hằng rùng mình nói.

Bài 2: Cuộc sống "bên cạnh tử thần" của người dân xóm đường tàu giữa lòng Hà Nội
Trên địa bàn Hà Nội hiện có rất nhiều những xóm đường tàu như thế này

Cuộc sống tuy cận kề với nguy hiểm, ồn ào và khói bụi nhưng người dân ở "xóm đường tàu" vẫn lặng lẽ mưu sinh như thói quen thường ngày. Chẳng ai ở đây là không biết câu nói: "Sáng ba tối bảy, lẻ đi chẵn về". Đó chính là câu vè mọi người rỉ tai nhau để canh giờ tàu qua mà chạy. Mọi sinh hoạt của các hộ dân đều được diễn ra ngay trên đường ray tàu. Họ tận dụng từng chút diện tích để sinh sống, hoạt động, vui chơi.

Bà Nguyễn Thị Lan (55 tuổi) dù đã từ quê lên chơi với con nhiều lần nhưng vẫn chưa thể thích nghi được với cuộc sống nơi đây. Bà cho biết, ngày đầu mới lên bà sợ lắm, người ta cứ nhảy qua nhảy lại hai bên ven đường ray. Thậm chí có người từ nơi khác đến đứng đợi bắt xe về quê cũng vô tư ngồi trên đường ray.

Dù đối với nhiều người, cuộc sống bên đường ray này đã trở nên vô cùng quen thuộc và thân thiết nhưng cũng có không ít người lo ngại cho sự an toàn của những đứa trẻ hồn nhiên, vô tư khi đây chính là nơi vui chơi. Chỉ cần một phút lơ là thôi là điều đáng tiếc có thể xảy ra.

"Nhìn lũ trẻ con khu này chẳng sợ gì, cứ nhảy qua nhảy lại chơi đùa tôi rất lo lắng. Nếu như có điều kiện, tôi mong các cháu sớm được chuyển đi để con cái được sống trong môi trường an toàn hơn, chứ không phải ngày nào cũng nhìn con cháu mình rồi nơm nớp lo sợ", bà Lan tâm sự.

Sống ở khu đường tàu nhiều năm, hầu hết những người dân đã quen với giờ tàu chạy, quen với cuộc sống sinh hoạt nơi đây. Ngày nào cũng vậy, cứ gần đến giờ tàu chạy qua là mọi người lại nhắc con cháu vào nhà nhưng đôi khi họ vẫn bất giác giật mình, nháo nhác tìm con khi nghe tiếng còi tàu. Đặc biệt là những người mới về làm dâu hoặc những người mới chuyển đến chưa thuộc các khung giờ tàu chạy nên đôi khi vẫn quên.

Vì thế, người dân khu đường tàu này, ai nấy cũng đều ngóng vọng về một con đường gom an toàn và nghĩ về cảnh tượng những đứa trẻ được thoải mái đá bóng, đi xe đạp dọc xóm, được sang nhà hàng xóm chơi mà không cần người nhà phải dẫn đi. Với những cụ già nơi đây, đó là ước mong đã kéo dài vài thập kỷ, họ hy vọng sẽ được nhìn thấy đường gom an toàn trước khi chào đón những thế hệ mầm non mới ra đời.

(Còn nữa)

Chùm ảnh: Sau phố cà phê đường tàu, nhiều bạn trẻ lại mạo hiểm tính mạng với cầu Long Biên Xem xét, xử lý kiến nghị của người dân xin giữ “phố cà phê đường tàu” Hà Nội: Một người tử vong do tàu hỏa đâm Vượt qua đường tàu, người đàn ông bị xe đầu kéo cán tử vong

Ánh Dương

Đọc thêm

Chi tiết tên phường, xã của tỉnh Quảng Ninh sau sáp nhập Đô thị

Chi tiết tên phường, xã của tỉnh Quảng Ninh sau sáp nhập

TTTĐ - Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố việc sắp xếp, thành lập 54 đơn vị hành chính cấp xã mới, trong đó có 30 phường, 22 xã và 2 đặc khu hành chính đặc thù là Vân Đồn và Cô Tô.
4 quy định mới về làm sổ đỏ người dân cần biết Đô thị

4 quy định mới về làm sổ đỏ người dân cần biết

TTTĐ - 4 quy định mới liên quan đến việc cấp sổ đỏ được áp dụng từ 1/7 khi sáp nhập và bỏ cấp huyện. Đây là những nội dung người dân cần nắm rõ để thực hiện đúng quy trình pháp lý trong lĩnh vực đất đai.
EVNHANOI tiến hành sắp xếp mô hình Công ty Điện lực theo đơn vị hành chính mới Đô thị

EVNHANOI tiến hành sắp xếp mô hình Công ty Điện lực theo đơn vị hành chính mới

TTTĐ - Từ ngày 1/7/2025, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) sẽ triển khai việc sắp xếp lại mô hình tổ chức các Công ty Điện lực trên địa bàn, phù hợp với đơn vị hành chính mới của Thủ đô. Đây là bước đi chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành lưới điện và chất lượng phục vụ khách hàng của ngành Điện trong thời kỳ chuyển đổi số.
Địa chỉ các điểm đăng ký xe tại Hà Nội từ ngày 1/7/2025 Xã hội

Địa chỉ các điểm đăng ký xe tại Hà Nội từ ngày 1/7/2025

TTTĐ - Công an thành phố Hà Nội thông báo phân công nhiệm vụ đăng ký xe cho tổ chức, cá nhân có trụ sở, cư trú trên địa bàn thành phố từ ngày 1/7/2025.
Người dân Tây Hồ, Phú Thượng mong chờ thời khắc lịch sử Đô thị

Người dân Tây Hồ, Phú Thượng mong chờ thời khắc lịch sử

TTTĐ - Sự kiện chiều nay (30/6/2025), đánh dấu cột mốc quan trọng khi từ 1/7/2025, Tây Hồ và Phú Thượng sẽ cùng các các xã, phường khác của Hà Nội triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tầm vóc mới trong đại đô thị hội nhập Đô thị

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tầm vóc mới trong đại đô thị hội nhập

TTTĐ - Trong buổi họp mặt kỷ niệm 34 năm Ngày thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (12/8/1991 – 12/8/2025), hàng trăm cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, đại diện các cơ quan Trung ương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đã lắng nghe những chia sẻ đầy xúc động, sâu sắc và truyền cảm hứng về hành trình hình thành – phát triển của tỉnh, cũng như tầm nhìn hướng tới tương lai trong bối cảnh sáp nhập hành chính với Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương tổng vốn đầu tư trên 17.700 tỷ đồng Đô thị

Khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương tổng vốn đầu tư trên 17.700 tỷ đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Lâm Đồng phối hợp liên danh nhà đầu tư chính thức khởi công dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (giai đoạn 1).
Xã Quang Minh (mới) sẵn sàng cho bước chuyển mình lịch sử Đô thị

Xã Quang Minh (mới) sẵn sàng cho bước chuyển mình lịch sử

TTTĐ - Ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô sáng 29/6, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, biểu ngữ chào mừng tại xã Quang Minh (mới) đã hoàn thành.
Mê Linh khánh thành công trình 134 tỷ đồng chào mừng chính quyền 2 cấp Đô thị

Mê Linh khánh thành công trình 134 tỷ đồng chào mừng chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Sáng 29/6, huyện Mê Linh (Hà Nội) tổ chức khánh thành trường Mầm non Văn Khê A với mức đầu từ 134 tỷ đồng. Sự kiện khánh thành công trình quan trọng này có ý nghĩa chào mừng chính quyền 2 cấp.
Rạch Văn Thánh sắp "thay da đổi thịt" Đô thị

Rạch Văn Thánh sắp "thay da đổi thịt"

TTTĐ - Sáng 28/6, tại Kỳ họp thứ 23 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã chính thức thông qua chủ trương đầu tư dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Văn Thánh, phường Thạnh Mỹ Tây.
Xem thêm