eMag azine
28/07/2024 08:00
Bài 2: Đoàn đồng hành, cùng người trẻ ứng xử văn minh

28/07/2024 08:00

TTTĐ - “Tìm thông tin xác thực - Chia sẻ tin tích cực” và “Sử dụng trách nhiệm” - Tuân thủ toàn diện” là phương châm được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội đưa ra nhằm giúp các bạn trẻ ứng xử văn minh, an toàn, lành mạnh trên không gian mạng.
Bài 2: Đoàn đồng hành, cùng người trẻ ứng xử văn minh

“Tìm thông tin xác thực - Chia sẻ tin tích cực” và “Sử dụng trách nhiệm” - Tuân thủ toàn diện” là phương châm được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội đưa ra nhằm giúp các bạn trẻ ứng xử văn minh, an toàn, lành mạnh trên không gian mạng.

Những năm qua, Việt Nam luôn ở trong top 20 quốc gia có số người dùng internet lớn nhất thế giới với gần 78 triệu người, trong đó chủ yếu là thanh niên. Dù không gian mạng là một kho tàng thông tin khổng lồ, đem lại rất nhiều lời ích, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực và tác động tới thanh niên nhiều nhất.

Không có kiến thức… có thể thành nạn nhân

PGS.TS. Phạm Mạnh Hà, giảng viên cao cấp trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, không thể phủ nhận những ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực của không gian mạng đến bản thân mỗi chúng ta hiện nay. Báo cáo cho thấy, Việt Nam có chỉ số văn minh trên mạng khá thấp so với các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Những con số về lừa đảo, tin giả, công kích trên mạng... thực sự rất đáng lo ngại.

Bài 2: Đoàn đồng hành, cùng người trẻ ứng xử văn minh

"Chúng ta sẽ là nạn nhân của chính mình khi sử dụng mạng xã hội mà không có mục tiêu, thiếu kiến thức và không thể kiểm soát. Các bạn trẻ thường lên mạng quá nhiều thời gian và bị cuốn theo các trào lưu, dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng cảm xúc, như việc thấy mình kém cỏi, dẫn đến tức giận, đố kị với người khác...", TS Phạm Mạnh Hà chia sẻ.

Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương cũng cho rằng, một bộ phận thanh niên còn ứng xử thiếu văn minh, thiếu trách nhiệm trên mạng xã hội như: Sử dụng ngôn từ, thông tin sai lệch; có hành vi kích động, gây thù hận, bạo lực… Đặc biệt, tình trạng tin giả, tin sai sự thật có chiều hướng gia tăng về số lượng và hoạt động ngày càng phức tạp.

Bài 2: Đoàn đồng hành, cùng người trẻ ứng xử văn minh

Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương cho rằng: Tình trạng tin giả, tin sai sự thật có chiều hướng gia tăng về số lượng và hoạt động ngày càng phức tạp.

Thế giới số, không gian mạng có thể là ảo nhưng tác động của nó là thật. Mạng xã hội là công cụ giúp con người sát gần nhau hơn, mang đến những lợi ích to lớn. Tuy nhiên chúng ta cần sử dụng chúng một cách đúng đắn và thông minh, cư xử lịch sự và văn hóa để cùng chung tay xây dựng một không gian mạng lành mạnh, tốt đẹp hơn.

Nhiều chuyên gia nhận định, để xây dựng văn hóa ứng xử trên không gian mạng văn minh hơn, cần thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó, các nhà mạng cần có giải pháp nhằm thanh lọc thông tin trên mạng xã hội, có biện pháp cảnh cáo, ngăn chặn những hành vi và người dùng vô văn hóa…

Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, mỗi cá nhân phải có ý thức cư xử văn minh, lịch sự trên không gian mạng, tuyên truyền đến mọi người về văn hóa ứng xử văn minh, tốt đẹp. Vì vậy, việc xây dựng ý thức và tạo môi trường cho người trẻ ứng xử văn minh trên mạng xã hội là vô cùng quan trọng.

Bài 2: Đoàn đồng hành, cùng người trẻ ứng xử văn minh

Ứng xử văn minh trên không gian mạng

Nhằm giúp thanh niên Thủ đô không chỉ ứng xử văn minh trên mạng xã hội mà còn góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, cuộc vận động Ứng xử văn minh trên không gian mạng, do Trung ương Đoàn phát động được Đoàn Thanh niên thành phố triển khai sáng tạo gắn với Chương trình số 06/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Với tên gọi Tuổi trẻ Thủ đô ứng xử văn minh trên mạng xã hội, cuộc vận động nhằm: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đoàn viên, thanh thiếu niên về ý thức, trách nhiệm đối với việc ứng xử với những thông tin trên mạng xã hội; tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý mạng xã hội, nhận diện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch, các cá nhân lợi dụng internet, đặc biệt là sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, kích động, chống phá Đảng, Nhà nước.

Đồng thời, cuộc vận động sẽ là môi trường giúp đoàn viên, thanh thiếu niên chủ động thay đổi, điều chỉnh hành vi để tham gia các hoạt động trên không gian mạng an toàn, lành mạnh.

Bài 2: Đoàn đồng hành, cùng người trẻ ứng xử văn minh

Bạn Nguyễn Minh Anh, đoàn viên quận Tây Hồ cho biết: “Trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều thông tin chưa được kiểm chứng. Nhiều bạn trẻ không tìm hiểu nguồn gốc đã vội vàng chia sẻ.

Hành động này có thể gây ra hậu quả to lớn. Vì vậy, khi thực hiện cuộc vận động Ứng xử văn minh trên mạng xã hội, mỗi bạn trẻ có trách nhiệm hơn, không chỉ tìm thông tin xác thực mà còn chia sẻ tích cực những câu chuyện đẹp, gương người tốt, việc tốt; các thông điệp nhân văn, góp phần xây dựng văn hóa ứng xử thanh lịch, văn minh”.

Minh Anh cho biết thêm, khi được tiếp cận nhiều với thông tin tích cực, việc làm đẹp mỗi người sẽ thấy yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Khi đó, người ta cũng hành xử văn minh hơn không chỉ trên không gian mạng mà cả trong đời sống hàng ngày.

Theo bạn Đào Việt Bách, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội, việc sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm là điều bạn trẻ phải thực hiện. Điều này đúng với phương châm Sử dụng trách nhiệm - Tuân thủ toàn diện. Bách lý giải, rất nhiều bạn trẻ gặp rủi ro bởi không đọc và tìm hiểu kỹ thông tin trước khi chia sẻ hoặc cho phép các ứng dụng, tiện ích sử dụng thông tin cá nhân của mình. Chính vì sự thiếu trách nhiệm đó tạo cơ hội cho kẻ xấu tung tin bịa đặt hoặc lừa đảo.

Bài 2: Đoàn đồng hành, cùng người trẻ ứng xử văn minh

“Mạng xã hội như con dao hai lưỡi. Vì vậy, mỗi người dùng phải có kiến thức, trách nhiệm. Sử dụng trách nhiệm - Tuân thủ toàn diện, chính là: Tuân thủ pháp luật Việt Nam; các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội; quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.

Đặc biệt, mỗi bạn trẻ phải tìm hiểu, trau dồi, bổ sung kiến thức văn hóa, pháp luật, rèn luyện, kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia trên không gian mạng”, Đào Việt Bách cho biết.

(Còn nữa)

Bài viết: Phương Thanh

Trình bày: Lê Dung

Bài viết liên quan:

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh từ không gian mạng Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh từ không gian mạng

Lê Dung Phương Thanh