Tag
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội - Những chặng đường vẻ vang

Bài 3: Đổi mới, sáng tạo trong hoạt động

Tin tức 27/02/2019 08:11
aa
TTTĐ - Đất nước hoàn toàn giải phóng, ngành Tuyên giáo Thủ đô lại đứng trước những yêu cầu mới cũng không ít những khó khăn, thách thức. Để hoàn thành nhiệm vụ, những cán bộ trên mặt trận tư tưởng đã không ngừng đổi mới, sáng tạo để tiếp tục lập nên những kỳ tích…

Bài 3: Đổi mới, sáng tạo trong hoạt động

Đại diện các tập thể và cá nhân của ngành Tuyên giáo Hà Nội được nhận Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tại hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo Thành phố năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019

Bài liên quan

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội: Những chặng đường vẻ vang

Bài 2: Để nhân dân vững tin vào cuộc trường kỳ kháng chiến…

Quán triệt đường lối đổi mới

Trong những năm 1975-1985, đất nước gặp muôn vàn khó khăn do chính sách bao vây cấm vận của đế quốc Mỹ, chiến tranh xảy ra ở hai đầu biên giới Tây Nam và phía Bắc, cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp kéo dài không kích thích được người lao động. Mặc dù vậy, cán bộ, chuyên viên, nhân viên Ban Tuyên huấn Thành ủy, Tỉnh ủy đã vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn bảo đảm các mặt công tác trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng của Đảng bộ. Công tác tuyên huấn đã làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấu suốt tình hình thuận lợi, khó khăn, thực trạng kinh tế đất nước, của tỉnh và thành phố sau những năm chiến tranh lâu dài và ác liệt; tính chất phức tạp giữa hai con đường trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; tinh thần quyết tâm đánh bại kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ địch, Ban đã tiến hành quán triệt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thông qua quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước trong Đảng bộ và trong nhân dân đã khơi dậy truyền thống yêu nước, cách mạng, lòng tự hào và trách nhiệm của mọi người dân đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, quê hương; nâng cao một bước ý chí quyết tâm, tự lực, tự cường, tính chủ động, sáng tạo, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có bước phát triển mới. Cùng với việc chú trọng chương trình giáo dục lý luận chính trị, Ban đã tham mưu cho Thành ủy, Tỉnh ủy mở rộng chương trình quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, đưa chương trình học tập nghị quyết tới cơ sở. Công tác văn hóa - Văn nghệ đã cố gắng bám sát các nhiệm vụ chính trị của Thành phố, của tỉnh, phục vụ tốt các đợt tuyên truyền tập trung, các ngày kỷ niệm lớn. Công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng bộ tỉnh, thành được tăng cường…

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986) đề ra đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Trong hoàn cảnh mới, Ban Tuyên huấn đã tập trung cao độ nhiệm vụ tuyên truyền, quán triệt đường lối đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nhất là về đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, tuyên truyền 3 chương trình kinh tế của Đảng là: lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng cùng các nghị quyết hội nghị Trung ương khóa VI của Đảng. Công tác chính trị tư tưởng càng được đẩy mạnh, nhất là sự kiện Liên Xô và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ta rã. Cán bộ, chuyên viên, nhân viên Ban Tuyên giáo đã đồng tâm nhất trí phối hợp với các ngành, các cấp triển khai tuyên truyền chống những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội, chống âm mưu, hoạt động bạo loạn, lật đổ Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của bọn phản động trong và ngoài nước.

Nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ Hà Nội và Đảng bộ Hà Tây, cả hai ban tuyên giáo đã tham mưu cho cấp ủy tổ chức, chỉ đạo, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, nhất là những quan điểm đổi mới, cương lĩnh chính trị và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do Đại hội VII đề ra. Ban Tuyên giáo đã tích cực phổ biến thông tin, mở hội nghị báo cáo viên, Câu lạc bộ Tuyên giáo, nói chuyện thời sự; chỉ đạo tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm củng cố niềm tin về sự lãnh đạo của Đảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Bên cạnh việc tổ chức quán triệt nghị quyết đại hội Đảng các cấp, các nghị quyết hội nghị Trung khóa VII, Ban Tuyên giáo đã chú trọng tuyên truyền các chương trình kinh tế - xã hội của Thành ủy - Tỉnh ủy, sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, xây dựng quản lý đô thị và các phong trào xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, Dân số kế hoạch hóa gia đình, xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa. Hà Nội là địa phương có số lượng dân cư đông, nhiều thành phần, tầng lớp khác nhau và có những đặc điểm riêng, nên phong cách ứng xử, kể cả trong những phản ứng trước các sự kiện chính trị - xã hội rất đa dạng, phức tạp.

Chính vì vậy, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã quán triệt sâu sắc sự chỉ đạo của Thành ủy về công tác tư tưởng và giải quyết những vấn đề bức xúc của Thành phố, tạo khí thế đoàn kết, nhất trí, Nhân dân và Đảng đồng lòng, giữ vững ổn định chính trị, đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc công cuộc đổi mới, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ giữa Đảng với Nhân dân.

Không dao động xa rời mục tiêu lý tưởng

Trong những năm 1991-1995, công tác tuyên giáo đã có những đóng góp to lớn góp phần vào sự ổn định chung, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, Tỉnh ủy. Đồng thời, đã góp phần khơi dậy các phong trào cách mạng trong các tầng lớp Nhân dân: công nhân thi đua “Lao động giỏi”, “Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật”; nông dân ngoại thành thi đua sản xuất giỏi, “Xóa đói giảm nghèo”, phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế”; phong trào “Thanh niên vì ngày mai lập nghiệp”; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”; phong trào xây dựng “Nếp sống văn minh, gia đình văn hóa”, “Người tốt việc tốt”, “Dân số-kế hoạch hóa gia đình”...

Từ năm 2001 đến tháng 7 năm 2008, là thời gian công tác tuyên giáo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, Tỉnh ủy bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI trước những vận hội và thách thức mới về mặt kinh tế - xã hội, mà trong đó công tác chính trị tư tưởng có vai trò quan trọng. Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tiếp tục quán triệt sâu sắc phương hướng: Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chính vì vậy, trong bất cứ tình huống khó khăn nào cán bộ Ban tuyên giáo cũng không dao động xa rời mục tiêu lý tưởng và con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Đó là mặt nổi bật của Ban Tuyên giáo đã giúp cho Ban Thường vụ Thành ủy, Tỉnh ủy lãnh đạo toàn Đảng bộ đứng lên trên lập trường quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chính Minh. Đó là cơ sở để các cấp, các ngành thực hiện những nhiệm vụ về mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, cả về khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo, chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; an ninh quốc phòng toàn dân; công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, củng cố chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội sao cho ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng, để các tầng lớp nhân dân đoàn kết phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu do Đảng đề ra.

Thực hiện Kết luận số 19 KL/TW ngày 28-01-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII đã ra Nghị quyết số 15 hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, 04 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình để mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bộ máy quản lý Nhà nước và các cơ quan Đảng, đoàn thể quần chúng của Hà Nội mở rộng chính thức hoạt động từ ngày 1/8/2008. Theo nghị quyết trên, cơ quan Ban Tuyên giáo của Hà Nội mở rộng ra đời trên cơ sở hợp nhất giữa hai cơ quan: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tây và Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội. Ngay sau hợp nhất, Đảng ủy và lãnh đạo Ban đã động viên cán bộ, đảng viên, chuyên viên, nhân viên cơ quan đoàn kết, thống nhất tư tưởng và hành động để hoàn thành mọi nhiệm vụ của Thành ủy giao.

Đọc thêm

Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh Tin tức

Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại Tin tức

Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại

TTTĐ - Chúng ta phải hỗ trợ Thủ đô hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị và mở rộng không gian phía Nam, phía Bắc sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung tâm, để Hà Nội trở thành nơi đáng đến và đã đến thì phải trở lại…
Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá Tin tức

Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá

TTTĐ - Với rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta vừa phải làm rất là linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật đã trao cùng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06 Tin tức

Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06

TTTĐ - Sáng 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06/Chính phủ; đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn thành phố. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị.
Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi Tin tức

Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi

TTTĐ - Sáng 28/6, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP.
Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ -Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 7 chương và 54 điều, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chỉ đạo, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 95,06% tổng số đại biểu), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Hôm nay (28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Với nhiều đột phá ở các khía cạnh khác nhau về quy mô, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển, Luật Thủ đô (sửa đổi) kỳ vọng sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới cho Hà Nội; đồng thời lan tỏa cho cả vùng xung quanh Thủ đô.
Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới Tin tức

Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

TTTĐ - Chiều 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc (từ ngày 24-27/6) với những kết quả quan trọng, dấu ấn và điểm nhấn nổi bật, tiếp tục cụ thể hóa, triển khai những định hướng, tầm nhìn hợp tác chiến lược của lãnh đạo cấp cao thành những dự án cụ thể, hiệu quả, thiết thực, mang tính đột phá.
Hỗ trợ doanh nghiệp từ cơ chế, chính sách đến chăm lo đoàn viên Tin tức

Hỗ trợ doanh nghiệp từ cơ chế, chính sách đến chăm lo đoàn viên

TTTĐ - Chiều 27/6, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 09 Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Xem thêm