Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra
Khắc phục tình trạng chồng chéo hoạt động thanh tra, kiểm tra |
Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ 9, chiều 8/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND); dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND); dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).
![]() |
Quang cảnh thảo luận tổ ĐBQH TP Hà Nội |
Phát biểu thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, các đại biểu đánh giá cao hồ sơ các dự án Luật do Chính phủ trình Quốc hội và cơ bản tán thành với sự cần thiết, quan điểm, nguyên tắc và nội dung cơ bản của các dự thảo Luật.
Đại biểu Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, quán triệt sâu sắc để thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong các Nghị quyết, Kết luận và Chỉ thị có liên quan. Trong đó có Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.
Góp ý về dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu Tạ Đình Thi, nhấn mạnh đến nội dung về phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán Nhà nước, điều tra.
Để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, ông Thi đề nghị nghiên cứu, làm rõ và bổ sung các quy định về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp trong các hoạt động thanh tra, từ khâu lập kế hoạch, triển khai các hoạt động thanh tra, đặc biệt trong việc chia sẻ, tích hợp thông tin, dữ liệu của các bên liên quan. Đồng thời, cần bổ sung trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước quản lý ngành, lĩnh vực...
Về đánh giá, tổng kết việc thi hành pháp luật, ông Thi kiến nghị cần hoàn thiện chính sách, pháp luật thông qua hoạt động thanh tra. Đại biểu cho rằng kết quả thanh tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan là đầu vào quan trọng, giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật trong các ngành, lĩnh vực.
Theo dự thảo luật, tổ chức thanh tra sẽ có những thay đổi rất căn bản, không còn Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở...
Để bảo đảm nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, pháp luật, ông Thi đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định việc sơ kết, tổng kết, phối hợp của các cơ quan thanh tra với các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực trong cung cấp thông tin, dữ liệu và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi thảo luận tổ chiều 8/5 |
Cũng góp ý vào Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để xác định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra.
Cụ thể, theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo Luật quy định thống nhất một hoạt động thanh tra, không phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành như trong luật hiện hành.
Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội đa số tán thành với quy định này, tuy nhiên, theo đại biểu, ông và một số ý kiến còn băn khoăn về sự phù hợp và tính khả thi của việc áp dụng chung một trình tự, thủ tục đối với hoạt động thanh tra mà về bản chất bao gồm 2 loại là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành hiện đang được luật hiện hành quy định thực hiện theo trình tự, thủ tục khác nhau.
Trong khi đó, qua báo cáo của Chính phủ năm 2024 về công tác phòng chống tham nhũng thì bên cạnh kết quả đạt được, công tác thanh tra còn có hạn chế. Một số trường hợp cán bộ thanh tra lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái công vụ, không thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, kết luận thanh tra... gây hậu quả nghiêm trọng và bị xử lý hình sự.
Bên cạnh đó, còn có việc chậm ban hành kết luận thanh tra vẫn còn diễn ra hoặc vẫn còn nhiều đơn vị, địa phương chậm thực hiện kết luận thanh tra nhưng chưa có biện pháp để xử lý triệt để.
Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để xác định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra cho phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên.
"Dự luật không chia thành hai loại hình thanh tra như tôi nêu trên thì liệu có khắc phục được hạn chế, yếu kém mà tôi nêu ra hay không. Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu để xác định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra cho phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên", ông Hà nêu ý kiến.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội

Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện

Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam

Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện

90 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về xã

Khắc phục triệt để cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”
