Tag

Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu: Chủ động thay đổi để phát triển

Tin tức 11/06/2020 13:22
aa
TTTĐ – Trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với các kênh quảng cáo số như facebook, google cùng dư chấn nặng nề của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế khiến báo chí chính thống đang ở trong giai đoạn vô cùng khó khăn, nguồn thu sụt giảm nghiêm trọng. Giải pháp nào để giúp các cơ quan báo chí tăng nguồn thu nhưng vẫn đảm bảo hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích?

Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu: Chủ động thay đổi để phát triển

Diễn đàn Tổng biên tập “Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu” được tổ chức với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo các cơ quan báo chí

Bài liên quan

Báo chí luôn đồng hành trong công tác tuyên truyền các chính sách BHXH Việt Nam

Đoạn đường gốm sứ sẽ được hoàn trả sau khi hoàn thành dự án mở đường

Thời gian sửa chữa, khắc phục sự cố vỡ ống nước không quá 10 giờ

Đây là vấn đề được các đồng chí Tổng biên tập các cơ quan báo chí của Trung ương và Hà Nội cùng nhiều địa phương thảo luận sôi nổi tại diễn đàn Tổng biên tập “Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu” sáng 11/6. Diễn đàn do báo Nhà báo và Công luận tổ chức trong khuôn khổ Gala báo chí lần thứ hai năm 2020 do Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì.

Vấn đề nguồn thu trở nên cấp bách sau đại dịch Covid-19

Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp truyền thông, khiến bài toán phát triển nguồn thu trở nên cấp bách với giới báo chí. Mở đầu diễn đàn, Tổng Biên tập báo Nhà báo và Công luận Lê Trần Nguyên Huy đặt vấn đề, việc phát triển kinh tế báo chí, bảo đảm nguồn thu từ lâu đã là bài toán nan giải của các tòa soạn, đặc biệt với những cơ quan báo chí tự chủ về tài chính.

Đại dịch Covid-19 như siêu bão khủng khiếp quét qua, để lại những dư chấn nặng nề lên nền kinh tế nói chung, ngành công nghiệp truyền thông nói riêng càng khiến bài toán phát triển nguồn thu trở nên nóng bỏng và cấp bách với giới báo chí.

Phần lớn các tòa soạn bị sụt giảm tới 50% doanh thu và có thể, còn tiếp tục nhiều hơn thế nữa. Để có thể cầm cự, duy trì sự tồn tại, hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền của mình, hầu hết các tòa soạn vừa phải cắt giảm triệt để chi phí vừa phải nỗ lực tìm kiếm nguồn thu mới.

“Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, phát hành đã giảm trong nhiều năm qua, độc giả ngày càng có xu hướng tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội thì việc tìm kiếm nguồn thu bằng cách nào để vẫn làm tròn sứ mệnh thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội vừa giúp báo chí ổn định và phát triển, thực sự là bài toán cần có lời giải kịp thời”, ông Huy nói.

Tổng Biên tập báo Nhà báo và Công luận Lê Trần Nguyên Huy phát biểu tại diễn đàn
Tổng Biên tập báo Nhà báo và Công luận Lê Trần Nguyên Huy phát biểu tại diễn đàn

Nói về áp lực cạnh tranh mà báo chí đang gặp phải, ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho rằng, nền tảng số xuyên biên giới đang ảnh hưởng trực tiếp về nguồn thu đối với kênh báo chí chính thống.

Cụ thể, với hơn 900 cơ quan báo chí ở cả 3 loại hình nhưng năm 2019, tổng doanh thu phát sinh trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình chỉ đạt gần 16.000 tỷ đồng, tương đương với doanh thu quảng cáo trực tuyến của các nền tảng xuyên biên giới như facebook, google ở thị trường Việt Nam. Chỉ trong 10 năm, khoảng 50% thị phần quảng cáo rơi vào tay các nền tảng số xuyên biên giới.

Phát biểu tại diễn đàn, các Tổng biên tập cơ quan báo chí đều nhận định nguồn thu đang bị ảnh hưởng lớn bởi mạng xã hội và xu hướng ngày càng phát triển. Đáng chú ý, đợt dịch Covid-19 vừa qua đã khiến thực trạng này càng bộc lộ rõ ràng hơn. Không chỉ thua kém về công nghệ, báo chí chính thống còn bị bó buộc hơn rất nhiều trong việc sản xuất nội dung, không thể giật title, câu view… như truyền thông xã hội, đây cũng là nguyên nhân chính khiến lượng độc giả ngày càng giảm kể cả báo điện tử lẫn báo in.

Theo xu hướng này, nguồn thu của báo chí nói chung sẽ ngày một thu nhỏ lại đến mức các báo không còn nguồn thu. Nhiều tờ báo, đặc biệt là các tờ báo không có bao cấp, có nguy cơ phải tự giải thể hoặc thu hẹp. Số khác buộc phải xoay xở bằng các nguồn thu khác như: Các hoạt động ngoài mặt báo như tổ chức sự kiện, sản xuất nội dung cho Google, Facebook...

Tuy nhiên, tình trạng trên sẽ dẫn đến không ít cơ quan báo chí lại coi câu view với việc triệt để khai thác, tăng tần suất các thông tin tầm phào, vô bổ, rẻ tiền như một giải pháp kinh tế, cùng với những hành vi tiêu cực khác. Có các hoạt động “thúc ép” doanh nghiệp quảng cáo, thậm chí là trở thành chủ trương của nhiều tòa soạn khiến môi trường kinh doanh, đầu tư trở nên méo mó, cản trở hoạt động của nhiều doanh nghiệp lành mạnh. Bị “mắc kẹt” trong cái bẫy “hợp đồng truyền thông" như vậy báo chí dễ đánh mất dần niềm tin của độc giả.

Giải pháp nào tăng nguồn thu?

Về giải pháp, ông Lưu Đình Phúc cho rằng, nếu báo chí bị quá phụ thuộc vào một nguồn thu nào đó thì sẽ gặp nhiều rủi ro. Cần có chính sách mới hỗ trợ, đầu tư để bảo đảm công cụ truyền thông thiết yếu của Nhà nước hoạt động có hiệu quả. Cùng với đó, lãnh đạo các tòa báo cần có sự thay đổi nhận thức, tìm tòi, học hỏi cách làm mới.

Với bối cảnh khó khăn hiện nay, đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận nghiêm túc về hình thức thu phí. Mọi người dân được xem các kênh truyền hình thiết yếu không bị thu phí nhưng các kênh giải trí khác có chất lượng thì đều có thu phí. Khi báo chí cùng tham gia vào hệ sinh thái số có thu phí thì cần có chính sách thắt chặt và kiểm soát gắt gao hơn nữa về vấn đề bản quyền.

Bên cạnh đó báo chí cần ứng dụng công nghệ tiên tiến vào việc thực hiện nội dung để có thể cạnh trạnh với các phương tiện truyền thông mới. Có thể kể đến như trí tuệ nhân tạo, blockchain, phóng viên robot, hay trợ lý giọng nói có thể trở thành một cổng thông tin mới để truy cập phương tiện truyền thông thuộc mọi loại hình. Báo chí cần tìm cách kết hợp nguồn nhân lực độc đáo của mình với làn sóng công nghệ mới này để tối đa hóa tiềm năng sẵn có, tạo ra sản phẩm báo chí hấp dẫn hơn để có thể phát triển bền vững trong tương lai.

"Ngoài ra, các nền tảng công nghệ vượt trội hiện nay giúp báo chí có thể có thêm bản app và phát triển thêm nguồn thu, quản trị người dùng, tăng traffic cho báo như App News Vietnam. Một số tập đoàn công nghệ lớn trong nước cam kết đồng hành cùng báo chí", ông Phúc tư vấn.

Nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền phong phát biểu tại diễn đàn
Nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng biên tập báo Tiền phong phát biểu tại diễn đàn

Đóng góp giải pháp để tăng nguồn thu cho báo chí, Tổng biên tập báo Tiền phong – nhà báo Lê Xuân Sơn chia sẻ: “Hiện toàn bộ thị trường quảng cáo, truyền thông của nước ta vào khoảng 12.000 tỷ đồng. Trong đó, các ông lớn như facebook, google và một số mạng xã hội khác chiếm 7.500 tỷ đồng. Còn lại khoảng 4500 tỷ đồng cho tất cả mấy trăm cơ quan báo chí lớn nhỏ. Trong miếng bánh đã nhỏ đó, vài đài truyền hình lớn giành được 2/3, nghĩa là chỉ còn một miếng bánh rất nhỏ cho các cơ quan báo chí còn lại”.

Để có ngân sách chi trả cho các hoạt động, báo Tiền phong đã tự làm phong phú nguồn thu của mình bằng cách tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, hội nghị, sự kiện; nguồn thu từ đầu tư tài chính; phát hành; quảng cáo, hợp tác truyền thông; nguồn thu từ Công ty Cổ phần Tiền phong.

Để giúp báo chí có thể tồn tại và phát triển trước sự cạnh tranh của mạng xã hội nhưng vẫn đảm bảo thông tin khách quan, làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước thì cần có một số chính sách hỗ trợ. Có thể kể đến như chính sách giúp điều hướng một phần doanh thu quảng cáo từ mạng xã hội trở lại thị trường quảng cáo trong nước, yêu cầu nhà mạng chia sẻ một phần lợi nhuận từ dịch vụ cung cấp internet cho bạn đọc, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí hoặc hỗ trợ qua cơ chế đặt hàng... Thậm chí nên xem xét, nghiên cứu mở rộng thêm chính sách trợ cấp một phần hoặc bao cấp toàn bộ chô một số cơ quan báo chí được chọn lọc, có vai trò quan trọng trên mặt trận thông tin, tuyên truyền.

Theo PGS. TS. Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới mọi lĩnh vực, trong đó có báo chí truyền thông, hơn lúc nào hết, các cơ quan báo chí cần phải có chiến lược phát triển lâu dài, có thể đứng vững trước những “cơn bão” càn quét mang tính toàn cầu.

PGS. TS. Nguyễn Thành Lợi cho biết, ở thời điểm hiện tại, “Nội dung là vua còn công nghệ là nữ hoàng, các cơ quan báo chí ngoài việc phát triển nội dung thì rất cần phải quan tâm đến yếu tố kỹ thuật”. Nếu không có công nghệ, một tờ báo lớn thậm chí có thể thua các blogger về độ lan tỏa thông tin.

Cũng theo ông Lợi, quảng cáo báo chí hiện nay chưa được minh bạch hóa, thậm chí có sự hỗn loạn, chưa có sân chơi lành mạnh cho cơ quan báo chí. Miếng bánh quảng cáo đang bị chia ra rất nhiều, nhiều trang tin điện tử, trang mạng đã “sống ký sinh” trên cơ thể các cơ quan báo chí nên dù nhiều tờ báo có nội dung tốt nhưng vẫn không có nguồn thu và rất khó khăn. Do đó, buộc các cơ quan báo chí phải chủ động tạo nền tảng công nghệ cho mình để đảm bảo việc tiếp cận công chúng một cách hiệu quả.

Đề ra những kịch bản đáp ứng yêu cầu tự chủ

Nguồn thu để đảm bảo hoạt động của cơ quan báo chí, trả lương, nhuận bút đầy đủ cho cán bộ, phóng viên, nhân viên trong bối cảnh kinh tế báo chí muôn vàn khó khăn cũng là một trong những vấn đề được báo Tuổi trẻ Thủ đô đặc biệt trăn trở trong giai đoạn này.

Giải Cầu lông học sinh - sinh viên TP Hà Nội mở rộng tranh cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô là một trong những sự kiện quan trọng được tổ chức hàng năm nâng cao vị thế của tờ báo
Giải Cầu lông học sinh - sinh viên TP Hà Nội mở rộng tranh cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô là một trong những sự kiện quan trọng được tổ chức hàng năm nâng cao vị thế của tờ báo

Tham góp ý kiến với diễn đàn, nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng – Tổng biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô đánh giá, việc báo chí tự chủ về kinh tế đang là vấn đề nóng và cũng là vấn đề tất yếu của hệ thống báo chí nước ta hiện nay. Một tờ báo muốn phát triển bền vững, tự chủ về tài chính trước tiên cần khẳng định thương hiệu trên thị trường, thu hút được công chúng sau đó mới tính đến khâu phát hành, quảng cáo, sự kiện đem lại nguồn thu.

“Vì thế, Ban biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô luôn xác định tờ báo giống như một doanh nghiệp nhỏ đặc thù, phải bươn chải, cân đối thu chi hợp lý trong từng thời điểm, minh bạch, cụ thể trong vấn đề tài chính. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng doanh thu, chúng tôi vẫn chú trọng thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích để không bị thương mại hóa”, Tổng biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng chia sẻ.

Để có nguồn thu một cách bền vững, Tổng biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận định cần phải làm những việc cấp bách như: Phát triển thương hiệu tờ báo một cách bền vững, chú trọng đến đối tượng bạn đọc của mình; Làm báo đa phương tiện trên nhiều nền tảng khác nhau đáp ứng nhu cầu của bạn đọc trẻ. Khi đã có những thế mạnh về nội dung, để tăng nguồn thu cho cơ quan, báo xác định đồng hành cùng doanh nghiệp, tương trợ lẫn nhau mang lại hiệu quả cho cả hai. Bên cạnh đó, báo cũng đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc, tinh giản bộ máy, cải cách thủ tục hành chính.

Cùng với nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, tăng nguồn thu phát hành, quảng cáo, việc tổ chức sự kiện, chương trình xã hội từ thiện cũng quan trọng không kém. Bên cạnh đó, báo cũng đang nghiên cứu để tăng nguồn thu từ thị trường bất động sản, khu nghỉ dưỡng, công viên giải trí. Những điều này sẽ được thực hiện trên cơ sở tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật.

Nhà báo Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư phát biểu tại diễn đàn
Nhà báo Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư phát biểu tại diễn đàn

Cũng tại diễn đàn, nhà báo Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư cho rằng, với một cơ quan báo chí tự chủ thu chi, nguồn thu vẫn nằm chủ yếu từ quảng cáo đến từ các doanh nghiệp và các tổ chức, bên cạnh nguồn thu từ phát hành và một số hoạt động ngoài mặt báo khác. Vậy mấu chốt của phát triển nguồn thu là phát triển các mối quan hệ bền chặt với cộng đồng doanh nghiệp hay nói cách khác là có sự đồng hành khăng khít hơn.

Theo đó, để đi cùng được với nhau lâu dài, chỉ có thể chọn cách ứng xử có trách nhiệm, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện để đảm bảo cân đối thông tin, phát hiện và nêu được những câu chuyện hấp dẫn về làm ăn chân chính, hiệu quả, đóng góp của doanh nghiệp cho xã hội, đồng thời là tiếng nói để các doanh nghiệp chấn chỉnh cái sai nhưng không triệt tiêu sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Đọc thêm

Giám sát đến cùng để có kết quả, sản phẩm cụ thể Tin tức

Giám sát đến cùng để có kết quả, sản phẩm cụ thể

TTTĐ - Quan điểm xuyên suốt trong lãnh đạo của thành phố là tất cả các việc nêu ra sẽ tập trung giải quyết và có kết quả, sản phẩm cuối cùng. HĐND TP, Thường trực HĐND TP Hà Nội sẽ giám sát đến cùng để có những kết quả, sản phẩm cụ thể.
Thay thế ngay cán bộ không đủ năng lực, thiếu tinh thần phục vụ Tin tức

Thay thế ngay cán bộ không đủ năng lực, thiếu tinh thần phục vụ

TTTĐ - Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24-CT/TU, UBND TP Hà Nội sẽ xử lý thay thế ngay các trường hợp cán bộ vi phạm, không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là không có tinh thần, thái độ, tâm thế phục vụ người dân, doanh nghiệp…
Nâng cao năng lực, văn hoá người làm báo Thủ đô Thời sự

Nâng cao năng lực, văn hoá người làm báo Thủ đô

TTTĐ - Chiều 3/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 7/2024. Đồng chí Phạm Thanh Học, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị.
Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả Tin tức

Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả

TTTĐ - Theo đại biểu Vũ Đức Bảo, thực tế đặt ra phải thay thế một số chuyên viên, trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Người đứng đầu các sở, ngành, địa phương cần quan tâm, đôn đốc đội ngũ trưởng, phó phòng, cán bộ tham mưu, tránh xảy ra tình trạng như doanh nghiệp đã phản ánh “gặp trưởng, phó phòng khó hơn gặp giám đốc”.
Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai Tin tức

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai

TTTĐ - Ngày 3/7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 17, các đại biểu HĐND TP đã nêu câu hỏi chất vấn, đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với một số dự án, công việc còn chậm triển khai.
Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng Tin tức

Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng

TTTĐ - Quan điểm chỉ đạo của TP Hà Nội là phải đo lường, đo đếm được kết quả cụ thể về các chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng. Cách làm này của TP để từng đơn vị, sở, ngành, địa phương nhìn thấy mình đang đứng ở đâu, so sánh với các đơn vị khác để phấn đấu.
Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả Tin tức

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP ở một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Tất cả những biểu hiện này dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.
Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Tin tức

Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm. Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần được HĐND TP Hà Nội chất vấn để kịp thời chấn chỉnh.
Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Xem thêm