Tag

Bảo vệ môi trường từ những dự án khởi nghiệp sáng tạo

Giáo dục 27/10/2019 07:21
aa
TTTĐ – Biến rác thải thành tài nguyên, sản xuất mũ bảo hiểm thân thiện từ mây, tre đan – đó là 2 trong số rất nhiều dự án khởi nghiệp của sinh viên Hà Nội gây ấn tượng mạnh tại cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2019 (SV.STARTUP 2019).

Bảo vệ môi trường từ những dự án khởi nghiệp sáng tạo

Nữ sinh Phạm Thị Thu Quỳnh bên sản phẩm mũ bảo hiểm thân thiện làm từ mây tre đan tham gia triển lãm cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2019

Bài liên quan

Vay vốn để khởi nghiệp: Start-up nhận được nhiều hỗ trợ

Teen Hà Nội sáng chế sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xơ vữa động mạch

Mô hình đào tạo cơ điện tử giành giải Nhất thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp

Ngày hội Techfest vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Tinh thần khởi nghiệp không chờ tuổi - Đừng để giấc mơ của bạn chỉ là những giấc mơ

Không chỉ thể hiện sự quan tâm của người trẻ đến vấn đề môi trường, điều đặc biệt hơn, những dự án này có tính khả thi cao…

Sinh viên Phan Văn Khải giới thiệu về dự án nuôi giun quế từ rác của nhóm
Sinh viên Phan Văn Khải giới thiệu về dự án nuôi giun quế từ rác của nhóm

Nuôi giun quế từ rác

Đây là ý tưởng của nhóm sinh viên đến từ Đại học Kiến trúc Hà Nội. Nói về ý tưởng dự án của mình, trưởng nhóm Phan Văn Khải cho biết: Nuôi giun đất để xử lý ô nhiễm môi trường là phương pháp đã được người dân áp dụng từ lâu. Theo đó, rác thải thu gom, phân loại riêng trước khi đem ủ đến khi có dấu hiệu hoại mục thì thả giun.

Từ việc nuôi thử nghiệm giun quế, thu được kết quả khả quan, nhóm sinh viên đã hình thành ý tưởng nuôi giun quế thương mại với quy mô lớn.

Trong quá trình thực tập công nghệ môi trường, nhóm dự án đã tiếp cận với Ban lãnh đạo Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Định và đề xuất ý tưởng giảm thiểu thể tích phần chất thải rắn chôn cất bằng cách tăng hệ số thu hồi tài nguyên thông qua mô hình nuôi giun quế trên giá thể sẵn có là phân compost thành phẩm đang tồn đọng trong khu xử lý rác thải.

“Qua tìm hiểu, chúng mình được biết, Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Định hình thành từ năm 1999 nhưng đứng trước áp lực phải đóng cửa do không thể mở rộng hoạt động sang quỹ đất dự trữ. Hệ thống kĩ thuật của khu chế biến phân compost đã bỏ không nhiều năm nay do không có đầu ra cho phân compost”, Hoàng Phương Nam – thành viên nhóm cho biết.

Như vậy, dự án của nhóm sinh viên sau khi thực hiện sẽ giải quyết đầu ra cho bài toán quy hoạch xử lý chất thải rắn giai đoạn 2030, tầm nhìn 2050 của tỉnh Nam Định và đem lại sinh kế cho nhóm phụ nữ đơn thân làm chủ hộ trên địa bàn huyện Mỹ Lộc.

Bên cạnh đó, mô hình cộng đồng trực tiếp tham gia vào giai đoạn triển khai dự án sẽ làm thay đổi sâu sắc phương thức truyền thông theo hướng tự lan tỏa, tự hình thành ý thức thông qua điều kiện cơ sở vật chất cụ thể là sản phẩm giun quế. Sau giai đoạn sản xuất thử nghiệm, thu hồi vốn đầu tư ban đầu, nhóm tiếp tục tái đầu tư mô hình này cho các khu xử lý chất thải rắn khác với dự kiến 6 dự án trong vòng 5 năm.

Giá trị mà dự án đem lại cho khách hàng là lợi ích kinh tế, tiết kiệm khoảng 30% chi phí nguyên liệu đầu vào cho thức ăn chăn nuôi, trồng trọt, cải tạo sức sản xuất cho đất, một loại tài nguyên đặc biệt không thể thay thế trong nền sản xuất nông nghiệp địa phương. Lợi ích thương phẩm đến từ nhãn hàng an toàn, đáp ứng các tiêu chí đánh giá xếp hạng của ngành cũng như khả năng xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho khoảng 20 người.

Mũ bảo hiểm thân thiện từ mây tre đan

Là sinh viên duy nhất của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tham gia cuộc thi SV.STARTUP 2019, Phạm Thị Thu Quỳnh, hiện đang là sinh viên năm thứ 3, lớp Luật 2B, khoa Luật. Thu Quỳnh đã xuất sắc đưa ý tưởng mũ bảo hiểm làm từ mây tre đan của mình vào tới vòng chung kết.

Là sinh viên khoa Luật nhưng Thu Quỳnh rất yêu thích kinh doanh. Có lẽ cũng vì thế, khi biết đến cuộc thi khởi nghiệp dành cho học sinh, sinh viên, Quỳnh đặc biệt quan tâm. Ý tưởng về chiếc mũ bảo hiểm thân thiện với môi trường đến với Thu Quỳnh rất bất chợt. “Mình nghĩ, đây là vật dụng mà đa số người Việt Nam phải sử dụng hàng ngày khi tham gia giao thông với phương tiện xe gắn máy. Vốn sinh ra từ quê, gắn bó với những lũy tre làng nên mình nảy ra ý tưởng sẽ làm ra chiếc mũ bảo hiểm từ mây tre đan”, Quỳnh chia sẻ.

Nghĩ là làm, Quỳnh mô tả cụ thể ý tưởng, giá trị của sản phẩm và nhờ các thầy Phòng Công tác sinh viên - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội hỗ trợ, tư vấn về nội dung và gửi bài tới ban tổ chức cuộc thi.

Khi đã lên khuôn được hình chiếc mũ, Quỳnh tiếp tục nghĩ tới việc làm tấm lót bên trong bằng vải tre, có thêm vỏ đỗ để hút ẩm. Em muốn cải biến hoàn toàn mũ bảo hiểm từ nhựa sang mũ bảo hiểm làm từ nguyên liệu xanh, nếu có thể sau này lớp xốp bên trong mũ như hiện nay sẽ là xốp sinh học, như vậy sẽ ưu việt hoàn toàn. Mặc dù hình dáng chiếc mũ còn đơn sơ, chưa có điều kiện để test các thông số kỹ thuật, nhưng bằng cảm quan bình thường, có thể nhận định đây là một chiếc mũ chắc chắn, chịu được va đập.

Mặc dù chỉ dừng lại ở vòng Đối đầu nhưng cô gái trẻ rất tự tin với ý tưởng khởi nghiệp của mình. “Mình quyết tâm sẽ hiện thực hóa ý tưởng và sớm đưa những sản phẩm đầu tiên đến tay người tiêu dùng với mẫu mã đa dạng hơn, đẹp hơn và quan trọng là thân thiện với môi trường. Hiện đã có 2 doanh nghiệp quan tâm đến ý tưởng của em và mong muốn đầu tư phát triển sản phẩm”, Quỳnh cho biết.

* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019

Đọc thêm

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công Giáo dục

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công

TTTĐ - Ngày 19/4, chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng các đơn vị liên kết tổ chức tại Trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng) đã diễn ra sôi nổi với những bí quyết chia sẻ từ các chuyên gia, giúp các em học sinh có lựa chọn đúng đắn trong hành trang bước vào ngưỡng cửa đại học.
Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số Giáo dục

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Giữa bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi, chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức ngày 19/4 đã trở thành cầu nối ước mơ nghề nghiệp cho hơn 2.000 học sinh.
Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số Giáo dục

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

TTTĐ - Trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 và xét tuyển đại học sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, chương trình Đối thoại, tư vấn, sinh hướng nghiệp diễn ra ngày 19/4 do Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức đã mở ra một không gian định hướng giá trị cho hơn 2.000 học sinh.
Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Xem thêm