Tag

Bệnh đậu mùa khỉ không đáng lo như dịch COVID-19

Sức khỏe 27/05/2022 18:27
aa
TTTĐ - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết virus gây bệnh đậu mùa khỉ đã lan ra hơn 20 quốc gia trên thế giới, kêu gọi các nước tăng cường giám sát dịch bệnh.
Tăng cường giám sát, phát hiện ca nghi ngờ mắc dịch bệnh đậu mùa khỉ tại cửa khẩu, cơ sở y tế Hơn 20 quốc gia trên thế giới ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ Tăng cường giám sát người đến từ 12 quốc gia lưu hành ca bệnh đậu mùa khỉ Tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Sẽ không bùng phát mạnh như dịch COVID-19

Bệnh đậu mùa khỉ được biết đến từ hơn 40 năm trước, là một loại bệnh lây nhiễm từ động vật hoang dã sang người.

Bệnh được gọi là đậu mùa khỉ do lần đầu tiên được các chuyên gia của Đan Mạch phát hiện trên loài khỉ (macaques) từ năm 1958.

Khoảng 12 năm sau, những trường hợp đầu tiên trên người được phát hiện ở Cộng hòa Dân chủ Congo ở Tây Phi.

Trong đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ này, Anh là nước châu Âu đầu tiên ghi nhận ca mắc ngày 7/5. Anh đã phát hiện các ca bệnh đậu mùa khỉ trong cộng đồng mà không có yếu tố liên quan đến khu vực Tây Phi, nơi được cho là nguồn gốc của căn bệnh này. Tính đến ngày 26/5, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Anh đã tăng lên hơn 70 người.

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người và có thể lây từ người sang người
Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người và có thể lây từ người sang người

Sau đó, bệnh đậu mùa khỉ hiện đã xuất hiện ở hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới từ châu Á, châu Âu và châu Mỹ như Australia, Bỉ, Canada, Pháp, Anh, Đức, Italy, Mỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Thụy Điển.... dấy lên nhiều lo ngại về đợt bùng phát dịch nguy hiểm. Điều đáng nói là các nước này trước đó chưa từng lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Tổ chức Y tế thế giới đã có những thông tin chi tiết giúp người dân hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách phòng tránh.

Tiến sĩ Rosamund Lewis, trưởng bộ phận phòng bệnh đậu mùa thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nêu rõ "bệnh đậu mùa khỉ không giống như bệnh COVID-19".

Khả năng lây lan bệnh đậu mùa ít hơn nhiều so với COVID-19. Các nhà khoa học đã nghiên cứu bệnh đậu mùa khỉ kể từ khi phát hiện căn bệnh này ở người cách đây hơn 50 năm. Bệnh này tương tự bệnh đậu mùa, có nghĩa là có thể phòng chống được bằng các biện pháp phòng chống đậu mùa.

Hiện các nhà khoa học đã hiểu biết về cách lây lan bệnh đậu mùa khỉ, và cách lây nhiễm bệnh này khác COVID-19.

Bệnh đậu mùa khỉ lây lan khi tiếp xúc rất gần, phần lớn là chạm da hoặc sờ chạm lâu vào quần áo, chăn gối, ga của người bệnh. Trong khi đó, virus gây bệnh COVID-19 rất dễ lây lan, có thể chỉ qua nói chuyện, cùng ở trong một phòng hoặc một số trường hợp hiếm gặp là sử dụng phòng mà người mắc COVID-19 đã từng ở.

Tăng cường giám sát để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

Để chủ động giám sát và kịp thời triển khai các biện pháp phòng bệnh, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ ngay tại cửa khẩu, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ như Benin, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Ghana, Sierra Leone, Nam Sudan...

Cũng theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tuy nước ta chưa có bệnh đậu mùa khỉ nhưng cần cách giác và tránh hoang mang lo sợ quá mức. Việc cảnh giác và phòng bệnh là hết sức cần thiết. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được khám bệnh và cách ly.

Ngoài ra, cần thường xuyên thực hiện ăn chín, uống chín, chỉ ăn thịt động vật rõ nguồn gốc xuất xứ, đã qua kiểm định.

Các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể sau 5-21 ngày nhiễm bệnh.
Các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể sau 5-21 ngày nhiễm bệnh.

Người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác. Người nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần được cách ly ngay lập tức và tránh tiếp xúc với người lành.

Bệnh đậu mùa khỉ thường diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc những người bị suy giảm miễn dịch. Thời gian ủ bệnh thường từ 6 đến 13 ngày nhưng cũng có thể từ 5 đến 21 ngày.

Theo WHO, triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm: sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch và phát ban hoặc tổn thương da.

Các vết phát ban thường bắt đầu với 1 đến 3 ngày khởi sốt. Tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, và sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy. Số lượng tổn thương da trên một người có thể dao động từ một vài cho đến vài nghìn nốt.

Phát ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các tổn thương này cũng có thể gặp ở miệng, bộ phận sinh dục và mắt.

Triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Do đó, khi gặp các triệu chứng trên cần tư vấn với cán bộ y tế.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh phát hiện nhiều cơ sở bán thuốc giả Tin Y tế

TP Hồ Chí Minh phát hiện nhiều cơ sở bán thuốc giả

TTTĐ - Năm 2025, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh tiếp tục siết chặt công tác quản lý, triển khai chuyên đề kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên toàn thành phố.
Mới chớm hè, gia tăng tai nạn do máy ép nước mía, hoa quả Tin Y tế

Mới chớm hè, gia tăng tai nạn do máy ép nước mía, hoa quả

TTTĐ - Thời gian gần đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức liên tục tiếp nhận các ca tai nạn sinh hoạt nghiêm trọng liên quan đến máy ép nước mía, máy ép hoa quả. Đây là những thiết bị quen thuộc trong nhiều gia đình và hàng quán nhỏ lẻ.
Cứu sống bệnh nhân sốc mất máu do bị đâm thấu bụng Tin Y tế

Cứu sống bệnh nhân sốc mất máu do bị đâm thấu bụng

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện, kịp thời cứu sống bệnh nhân bị sốc mất máu do vật sắc nhọn đâm thấu bụng.
Nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng Tin Y tế

Nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tổ chức Hội nghị khoa học Điều dưỡng bệnh viện năm 2025. Đây là dịp để đội ngũ điều dưỡng viên, giảng viên và sinh viên ngành điều dưỡng chia sẻ, cập nhật và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn, các mô hình chăm sóc tiên tiến, cũng như những kết quả nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực điều dưỡng và y học.
Trường ĐH Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture hợp tác phòng chống thuốc lá điện tử học đường Tin Y tế

Trường ĐH Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture hợp tác phòng chống thuốc lá điện tử học đường

TTTĐ - Trường Đại học Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture công bố hợp tác triển khai “Chương trình can thiệp về phòng chống và kiểm soát thuốc lá điện tử tại các trường trung học cơ sở ở các thành phố lớn tại Việt Nam”. Đây là sáng kiến nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe học đường, tăng cường nhận thức và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho thế hệ tương lai của đất nước.
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Thalassemia cho hơn 100 đoàn viên thanh niên Tin Y tế

Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Thalassemia cho hơn 100 đoàn viên thanh niên

TTTĐ - Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy phối hợp với Đoàn thanh niên quận tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới năm 2025.
Nâng cao quyền lợi cho bệnh nhân tham gia BHYT trong chẩn đoán, điều trị Tin Y tế

Nâng cao quyền lợi cho bệnh nhân tham gia BHYT trong chẩn đoán, điều trị

Tính đến cuối năm 2024, tỷ lệ bao phủ BHYT tại Việt Nam đạt 94,2% dân số - một con số đáng ghi nhận cho thấy nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính sách và các địa phương trong việc mở rộng mạng lưới an sinh.
Mận khô California: Bí quyết dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi Sức khỏe

Mận khô California: Bí quyết dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi

TTTĐ - Khi mọi người ngày càng ý thức hơn về việc theo đuổi lối sống lành mạnh, họ chú ý nhiều hơn đến giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của các sản phẩm. Các yếu tố như ít đường, không chất phụ gia, thành phần tự nhiên và chế biến tối thiểu đã trở thành những lựa chọn quan trọng để cân nhắc.
"An Khang sẵn sàng, nhà mình cứ hỏi" Sức khỏe

"An Khang sẵn sàng, nhà mình cứ hỏi"

TTTĐ - Nhà thuốc An Khang đang tiên phong kiến tạo một chuẩn mực mới khi chủ động mang dịch vụ tư vấn sức khỏe hoàn toàn miễn phí, ấp ủ trở thành "người bạn tâm giao" đáng tin cậy của mọi người, mọi nhà.
Nâng cao chế tài xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả Tin Y tế

Nâng cao chế tài xử phạt hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả

TTTĐ - Trước tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn còn lưu hành trên thị trường, Bộ Y tế đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý dược. Tiến sĩ Tạ Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, đã có cuộc trao đổi chi tiết một số nội dung xung quanh vấn đề này.
Xem thêm