Tag

Bí quyết hay không thể bỏ qua với cha mẹ có con sắp vào lớp 1

Giáo dục 24/05/2017 22:24
aa
TTTĐ.VN- Chị Phan Hồ Điệp, Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam từng chia sẻ tiêu chí chọn trường cho con là “không quan trọng việc học trường chuyên, trường điểm” mà chú trọng tìm môi trường để con có được “niềm vui mỗi ngày”.

Bí quyết hay không thể bỏ qua với cha mẹ có con sắp vào lớp 1

Bí quyết hay không thể bỏ qua với cha mẹ có con sắp vào lớp 1
Bí quyết hay không thể bỏ qua với cha mẹ có con sắp vào lớp 1


Chỉ còn vài tháng nữa là đến thời điểm tuyển sinh cho trẻ vào lớp 1, nhiều ông bố bà mẹ đang băn khoăn không biết làm thế nào để chọn cho con được một ngôi trường ưng ý. Bày tỏ lo lắng về vấn đề này, anh Trần Hoàng Anh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi cũng như một số bạn bè đều rất đau đầu trước quyết định lựa chọn trường công hay tư cho con. Bởi trường công sĩ số đông, phụ huynh e ngại con mình sẽ ít được quan tâm. Trường tư sĩ số ít nhưng gặp những trở ngại về tài chính, nhất là các gia đình có thu nhập trung bình”.

Tiếp đó là băn khoăn chọn trường điểm, trường có uy tín. Các phụ huynh đều mong ước con cái được học ở trường có tiếng, có thầy cô giỏi. Nhiều phụ huynh còn ví rằng, chọn trường cho con bây giờ chẳng khác nào đòn cân não đối với phụ huynh. Chị Nguyễn Thị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, với sự chỉ dẫn của các ông bố, bà mẹ có kinh nghiệm, chị đang lập kế hoạch chọn trường cho con thật tỉ mỉ và khá tốn nhiều công sức. Đó là cần phải biết trường đó tuyển bao nhiêu suất, ai là người quản lý những suất đó để dễ “chạy”.

Không nặng nề như suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh, nhiều ý kiến cho rằng, cha mẹ không nên quá quan trọng việc chọn trường cho con, vì việc chạy trường dễ dẫn đến việc ngay từ lớp học đầu tiên trẻ đã ỷ lại vào cha mẹ và việc học của con chẳng khác nào cuộc chạy đua của chính các bậc phụ huynh.
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo nêu quan điểm: “Việc chọn trường cho con nên lựa theo hoàn cảnh gia đình và năng lực của đứa trẻ. Các bậc phụ huynh không nên có những ước vọng quá viển vông mà đưa con mình vào những cuộc đua chọn trường. Ở các nước phát triển, họ có một nền giáo dục mà điều kiện dạy và học, cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên tương đồng nhau, nên con họ không phải lựa chọn mà cứ theo từng địa phương mà học. Ta chưa làm được điều đó, đó cũng là một lý do khiến bố mẹ cứ phải loay hoay chọn trường cho con”.

Bí quyết hay không thể bỏ qua với cha mẹ có con sắp vào lớp 1

“không quan trọng việc học trường chuyên, trường điểm” mà chú trọng tìm môi trường để con có được “niềm vui mỗi ngày”.

Tư tưởng muốn con mình phải vào được trường điểm khiến nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng tìm mọi cách, đầu tư không ít tiền bạc chạy trường, chọn trường cho con. Để giảm bớt những áp lực, băn khoăn và có những lựa chọn đúng đắn nhất cho con em mình, các bậc phụ huynh có thể tham khảo kinh nghiệm hữu ích của chị Phan Hồ Điệp, Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam.

Tiêu chuẩn của một ngôi trường

Theo chị Điệp, một ngôi trường thích hợp với trẻ bao gồm các đặc điểm:
- Trường học đảm bảo kiến thức phổ thông.
- Trường học phải tạo điều kiện cho con có khả năng tự học.
- Trường học phải gần nhà.
- Trường học sạch sẽ, thân thiện.
- Trường học phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.

Không cần dạy con biết đọc, biết viết sớm

Mẹ Nhật Nam từng khiến rất nhiều bậc phụ huynh bất ngờ khi biết rằng, cậu bé Nhật Nam không hề được dạy để biết đọc biết viết sớm. Chị Hồ Điệp giải thích: “Là bởi, mình nghĩ, do đặc trưng của tiếng Việt, nên khá dễ dàng để học đọc. Mình muốn giữ “bí mật” của việc học đọc và học viết cho trường học. Để Nam cảm thấy rằng, trường học, cô giáo có những “phép màu” giúp Nam hiểu và yêu thêm nhiều điều mới lạ. Và như thế, việc học, việc đến trường của Nam sẽ thú vị, hấp dẫn hơn”.
Chính vì vậy mà cậu bé Đỗ Nhật Nam ngay từ nhỏ đã hiểu biết khá nhiều, những vấn đề có vẻ rất “vĩ mô” như: vũ trụ, tàu chiến, khủng long, các thế hệ ô tô…, có thể huyên thuyên hàng giờ về những chủ đề này, không bao giờ biết chán nhưng chưa biết đọc và cũng chưa hề biết viết trước khi vào lớp 1.
Tuy không quan trọng chuyện dạy con biết đọc biết viết sớm nhưng mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam rất chú ý chuyện dạy con các kĩ năng “tiền học đường” để con bước vào lớp 1, bao gồm các kĩ năng:
- Dạy con cách quan sát
- Dạy con khả năng tập trung
- Dạy con cách ngồi học đúng tư thế
- Dạy con các kĩ năng giao tiếp
- Dạy con cách làm việc nhóm
- Dạy con “chơi” với các con chữ
- Dạy con cách cảm nhận

Giúp con yêu trường học, yêu cô giáo

Một kinh nghiệm để con có kết quả học tập tốt ở trường được mẹ Phan Hồ Điệp chia sẻ chính là giúp con yêu trường học, yêu cô giáo, bằng cách:

- Tìm ra những điểm thú vị trong lớp học: Mình gợi những chuyện ấy, cho con được nói, được bật cười. Thế là con mong đi học để được kể cho mẹ nghe những điều hay.

- Nói chuyện với cô về đặc điểm của con: Nên nói cho cô hiểu qua những đặc điểm của con để cô có cái nhìn thông cảm hơn với con, mình nghĩ là việc làm cần thiết những ngày đầu con đến trường ( nếu nói không tiện thì gửi thư).

- Cùng con tham gia các hoạt động của nhà trường: Mục đích để con cảm thấy, trường cũng là nhà, mẹ và cô luôn song hành cùng mình.

- Cho con được nói những điều con nghĩ về cô giáo, về trường lớp, về bạn bè: Luôn dành một khoảng thời gian trong ngày cho con được bày tỏ nỗi niềm, khiến con không cảm thấy mình “cô đơn” khi mẹ để mình lại trường mỗi ngày.

Tin liên quan

Đọc thêm

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp Giáo dục

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi tốt nghiệp

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi tại 63 tỉnh, thành phố.
Cô giáo khuyết tật gieo những con chữ yêu thương Giáo dục

Cô giáo khuyết tật gieo những con chữ yêu thương

TTTĐ - Mất một bên chân trái trong một lần đi vận động học sinh đến trường, từ vực thẳm nỗi đau, cô Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, ở Đồng Tháp) đã phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi, một “cô Tấm” giữa đời thực với hành trình thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh không may, học sinh nghèo ham học.
Gần 650.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Gần 650.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Theo tin từ Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã có 643.705 thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Hôm nay (2/5), thí sinh chính thức bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bằng hình thức trực tuyến.
Hải Phòng duyệt chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 Giáo dục

Hải Phòng duyệt chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025

TTTĐ - UBND thành phố Hải Phòng vừa đồng ý chủ trương giao chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2024 - 2025 cho các trường THPT trên địa bàn.
Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ đuối nước dịp hè Giáo dục

Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ đuối nước dịp hè

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các trường học tăng cường tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh, khuyến cáo về các nguy cơ đuối nước trong dịp hè.
Trường tư phải công khai học phí và các khoản thu cả năm học Giáo dục

Trường tư phải công khai học phí và các khoản thu cả năm học

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu tất cả các trường tư thục phải công khai mức học phí và các khoản thu của cả năm học tại địa điểm tuyển sinh.
Giáo dục lịch sử dân tộc: Nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn Giáo dục

Giáo dục lịch sử dân tộc: Nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn

TTTĐ - Tự hào truyền thống, trân trọng hiện tại, nỗ lực vươn tới tương lai tốt đẹp hơn - đó là những giá trị mà công tác giáo dục lịch sử đem lại cho học sinh. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, thời gian qua, công tác giáo dục lịch sử cho học sinh đã được các nhà trường triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, sinh động…
Những ngôi trường hạnh phúc trên rẻo cao Giáo dục

Những ngôi trường hạnh phúc trên rẻo cao

TTTĐ - Mô hình “Trường học hạnh phúc” của tỉnh Yên Bái đã góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng hình ảnh con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.
“Ghé thăm” quá khứ, thêm trân trọng hòa bình Giáo dục

“Ghé thăm” quá khứ, thêm trân trọng hòa bình

TTTĐ - Sống ở thời bình, mỗi người chúng ta có những cách tiếp cận, nhìn nhận về lịch sử một cách khác nhau, có thể từ phim ảnh, tiếp thu thông qua quá trình học tập hay được nghe ông, bà, cha, mẹ kể lại. Bên cạnh đó, nhiều người chọn cách tham quan các bảo tàng, “địa chỉ đỏ” lịch sử để tìm hiểu về quá khứ một cách sống động và chân thật. Tại đây, vô vàn tội ác chiến tranh đã được phơi bày, những sự hy sinh lớn lao cũng hiển hiện, từ đó làm sáng bừng lên tinh thần chiến đấu đầy kiên cường, bất khuất của cha ông ta và hơn hết, có lẽ để mỗi người tự hiểu rõ thêm được giá trị của hòa bình.
Xem thêm