Bổ sung quyền lực để MTTQ là "bộ phận" của hệ thống chính trị
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP thăm, chúc mừng Đảng bộ TP Hà Nội Tinh gọn MTTQ, các tổ chức chính trị, xã hội TP Hà Nội |
![]() |
Quang cảnh hội nghị |
Tại hội nghị, hầu hết các đại biểu đồng tình với Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 có chất lượng hơn, các đại biểu tập trung góp ý về bố cục, nội dung, kỹ thuật trình bày, ngôn ngữ thể hiện trong các điều của Hiến pháp.
Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm, cho ý kiến là quy định về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tại dự thảo Nghị quyết.
PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP Hà Nội nhận định, việc sửa đổi điều 9 của Hiến pháp 2013 không chỉ là điều chỉnh kỹ thuật mà còn là bước tiến để thể chế, khẳng định vai trò có thực quyền của MTTQ Việt Nam trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Điều 9 đã bổ sung MTTQ là bộ phận chính trị của nước CHXHCN Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Việc thêm cụm từ “bộ phận” có ý nghĩa khẳng định vị trí chính trị - pháp lý của Mặt trận trong mối quan hệ gắn bó, phối hợp với Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
![]() |
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương phát biểu tại hội |
Để MTTQ Việt Nam xứng đáng là bộ phận của hệ thống chính trị và đại diện cho khối đại đoàn kết dân tộc thì cần cụ thể hóa quyền của MTTQ Việt Nam, như quyền trình dự án trước Quốc hội, quyền trình dự án pháp lệnh trước Thường vụ Quốc hội.
Điều này rất khả quan vì MTTQ là nơi tập hợp trí tuệ, nguyện vọng, ý kiến đa chiều từ Nhân dân và các tầng lớp xã hội. Thêm nữa việc thực hiện quyền này là đảm bảo cho Nhân dân tham gia xây dựng pháp luật một cách thực chất thông qua đại diện là Mặt trận; nhất là hiện nay các tổ chức chính trị, xã hội lại trực thuộc Mặt trận…
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, bổ sung quyền chủ động để tổ chức hoạt động phản biện xã hội đối với các chủ trương chính sách của dự thảo văn bản pháp luật, chương trình dự án có ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân không phụ thuộc vào sự đề nghị hay chấp thuận của cơ quan tổ chức khác vì thực tế cho thấy nhiều vấn đề đời sống Nhân dân cần được phản biện sớm, nếu chờ lấy ý kiến thì không kịp thời.
Thêm nữa, quyền chủ động phát hiện sẽ giúp nâng cao hiệu quả của Mặt trận, thể hiện đúng vai trò của người đại diện cho Nhân dân giám sát và phản biện xã hội để góp phần phòng ngừa rủi ro chính sách, tăng tính minh bạch và thực hiễn của các quyết định quản lý Nhà nước.
Bà An cho rằng, cần sớm có luật sửa đổi, bổ sung Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 để cụ thể hoá quyền hiến định mới.
![]() |
Đại biểu thảo luận tại hội nghị |
Bà Lê Thanh Hiếu, Trưởng ban tư vấn giám định và phản biện xã hội, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội kiến nghị, bổ sung thêm từ “Tư vấn” vào thành cụm từ “Tư vấn, giám sát và phản biện xã hội vào Điều 9, vì Hội Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật là thành viên của MTTQ, trong đó có rất nhiều chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực.
Cũng trên quan điểm đồng tình với bản Dự thảo, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Huy Khánh đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung Điều 10 về Công đoàn Việt Nam không chỉ tái khẳng định vị trí, vai trò của Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động, trực thuộc MTTQ Việt Nam mà còn bổ sung một nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Là đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về Công đoàn.
"Song, đề nghị cân nhắc không lặp lại cụm từ "trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam" vì nội dung này đã được thể hiện trong Điều 9, mặt khác, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác đều "trực thuộc MTTQ Việt Nam" - ông Nguyễn Huy Khánh nói.
![]() |
Đại biểu thảo luận tại hội nghị |
Kết luận Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương khẳng định, các ý kiến đóng góp rất toàn diện, trong đó tập trung nhiều vào nội dung liên quan trực tiếp đến MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Các ý kiến đã nhấn mạnh, làm rõ, phân tích kỹ những nội dung liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận và các tổ chức thành viên; tiếp tục khẳng định vị trí của MTTQ trong hệ thống chính trị, củng cố vai trò về phát huy dân chủ, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Hà Nội đề nghị MTTQ các cấp tiếp tục triển khai sâu, rộng, thực chất và đa dạng hóa hình thức lấy ý kiến của Nhân dân.
Các tổ chức thành viên của MTTQ cần coi trọng công tác truyền thông chính sách, truyền thông pháp luật, không để sót bất cứ nhóm đối tượng, thành phần nào, để lắng nghe ý kiến đóng góp vào dự thảo, làm sao để Nhân dân được nghiên cứu, được tham gia ý kiến vào sửa đổi Hiến pháp lần này...
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

240 đảng viên huyện Gia Lâm được trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Việt Nam, Thái Lan nâng cấp quan hệ: Cam kết chiến lược, bước tiến đột phá mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Thái Lan thăm Việt Nam

Phát huy mạnh mẽ tính tiên phong, đổi mới của báo chí

Viết tiếp sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam

Vinh danh các tác giả xuất sắc cuộc thi viết bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm đầu dễ trục lợi chính sách

109 đảng viên huyện Đan Phượng nhận Huy hiệu Đảng đợt 19/5

Đề xuất sửa đổi, bổ sung 23/58 điều Nội quy kỳ họp Quốc hội
