Bộ Y tế ra khuyến cáo phòng bệnh do nắng nóng kéo dài
Bộ Y tế ra khuyến cáo phòng bệnh do nắng nóng kéo dài
Bài liên quan
Lao động nghèo “khu ổ chuột” oằn mình chống chọi với nắng nóng
Dự báo Bắc Bộ cuối tuần nắng nóng, đầu tuần mưa dông
Những điểm hỗ trợ và “giải cứu” người dân khỏi nắng nóng
Người lao động vất vả mưu sinh dưới nắng nóng ở Hà Nội
Theo Bộ Y tế, trong những ngày gần đây, do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ ở các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội đang ở mức rất cao, có nơi lên đến trên 40- 55 độ C, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân.
Thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.
Thời tiết nắng nóng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh tiêu đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, khi chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi…
Đảm bảo chăm sóc sức khỏe người dân trong nắng nóng kéo dài, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 3842/BYT-KHTC về việc bảo đảm công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong điều kiện nắng, nóng kéo dài năm 2020.
Theo đó, từ đầu mùa hè năm 2020, nắng nóng diện rộng xảy ra liên tiếp, kéo dài nhất là khu vực Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ảnh hướng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người dân.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia thời tiết nắng, nóng tiếp tục kép dài sẽ ảnh hướng đến sức khỏe của người dân, nguy cơ say nóng, say nắng và dịch bệnh là rất lớn.
Để chủ động phòng chống tác hại của nắng, nóng đối với sức khỏe, sinh hoạt của người dân, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế tăng cường chỉ đạo và triển khai xây dựng kế hoạch, phương án bảo đảm y tế ứng phó với tình hình nắng nóng kéo dài, thiếu nước sạch tại các quận, huyện, xã, các cơ sở y tế trên địa bàn; đặc biệt chú trọng bảo đảm đủ nước sạch, vệ sinh cho sinh hoạt của cơ sở y tế và người dân.
Các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp bảo đảm sức khỏe, phòng, chống say nắng, say nóng, uống đủ nước khi làm việc ngoài trời vào lúc cao điểm nắng nóng trong ngày; bảo đảm ăn, uống hợp vệ sinh; Tập huấn cho người dân biết cách xử lý tại chỗ, ban đầu đối với các trường hợp say nóng, say nắng…
Các địa phương có khu công nghiệp cần thường xuyên tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm y tế, an toàn thực phẩm, nước uống trong khu công nghiệp, đặc biệt ở những khu vực lao động nặng nhọc, độc hại.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường; đặc biệt là dịch bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, quản lý tốt các nguồn bệnh lây nhiễm; xử lý rác thải, các véc tơ truyền bệnh, chú trọng phòng chống dịch bệnh tả, lỵ, sốt xuất huyết, chân tay miệng…; Rà soát, bổ sung các phương tiện phòng chống nắng, nóng tại các khu vực có mật độ cao người bệnh đến khám bệnh và điều trị như: bổ sung thêm quạt, bố trí thời gian khám chữa bệnh hợp lý; Tổ chức trực cấp cứu, sẵn sàng thu dung điều trị, có phương án xử lý trong trường hợp bệnh nhân đến đông; chuẩn bị các tổ đội y tế cơ động, sẵn sàng cơ động hỗ trợ tuyến dưới khi có yêu cầu; Rà soát, bổ sung nguồn thuốc, dịch truyền, vật tư y tế dự trữ phòng chống dịch bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy, sốt xuất huyết trong mùa nắng nóng.
Sở Y tế và các đơn vị tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ, cập nhật thông tin và gửi báo cáo nhanh về dự trữ thuốc, hóa chất và trang thiết bị y tế, kết quả triển khai công tác y tế ứng phó với tình hình nắng, nóng, hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài và đề xuất yêu cầu về Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế.