Bộ Y tế và WHO hướng dẫn khi nào nên tiêm chủng trong dịch Covid-19?
Ảnh minh họa
Bài liên quan
12 tỉnh, thành tiếp tục tạm hoãn tiêm chủng vắc xin đến ngày 22/4
Thế giới biến chuyển như thế nào thời hậu Covid-19
Tình hình điều trị của các bệnh nhân mắc Covid-19 nặng đã tiến triển tốt
Ba bệnh nhân dương tính trở lại đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 (Covid-19)
Trong tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến nhiều phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 2251/BYT-DP ngày 22/4/2020 về tổ chức tiêm chủng trong dịch Covid-19. Theo đó, đối với các tỉnh, thành phố thuộc nhóm nguy cơ cao và có nguy cơ sẽ tạm hoãn triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên và thực hiện quản lý đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù bảo đảm trẻ được tiêm chủng đầy đủ ngay sau khi đủ điều kiện tiếp tục triển khai tiêm chủng thường xuyên.
Đối với các tỉnh, thành phố thuộc nhóm có nguy cơ thấp, tiếp tục triển khai tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng tự nguyện nhưng phải bảo đảm an toàn tiêm chủng và các biện pháp phòng, chống lây nhiễm Covid-19 theo quy định; Lập kế hoạch tiêm chủng phù hợp, thông báo cho các đối tượng tiêm chủng theo các khung giờ khác nhau để tránh tập trung đông người.
Tổ chức phân luồng và hướng dẫn cho các đối tượng tiêm chủng đảm bảo không quá 20 người trong cùng một thời điểm tại một khu vực tiêm chủng và giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người.
Các khu vực chờ trước tiêm chủng, khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng, tiêm chủng và theo dõi sau tiêm chủng phải được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, khử khuẩn. Các cơ sở bố trí khu vực rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có cồn để người đến tiêm chủng có thể sử dụng.
Cán bộ y tế và người đến tiêm chủng phải thực hiện các biện pháp bảo hộ cá nhân như đeo khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Những người có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 hoặc tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp nghi mắc Covid-19, không đến buổi tiêm chủng.