Ca mắc COVID-19 tăng mạnh, biến thể BA.5 khiến nhiều người mắc COVID-19 lần 2 và 3
Sự nguy hiểm khi tái mắc COVID-19 nhiều lần
Theo Bộ Y tế các biến chủng mới của virus có khả năng tiếp tục xuất hiện hoặc tiến hóa sẽ làm giảm miễn dịch qua thời gian dẫn đến có thể làm dịch bệnh bùng phát trở lại.
Hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước tại một số địa phương. Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời.
Thực tế cho thấy trong vài ngày trở lại đây số ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày đều gia tăng; Trung bình từ 100- 300 ca/ngày; Trong tháng 7/2022 cũng ghi dấu nhiều ngày liên tục số ca mới trên 1000 ca/ngày.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Theo dữ liệu mới nhất Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ, biến thể phụ của Omicron BA.5 đang gây ra khoảng 80% trường hợp nhiễm COVID-19 mới ở Mỹ. Do biến thể BA.5 lây lan nhanh, nó đã gây ra làn sóng lây nhiễm gia tăng ở Mỹ, thêm nhiều người mắc COVID-19 lần thứ 2, lần thứ 3.
Một nghiên cứu của Mỹ trên 39.000 ca tái nhiễm từ Bộ Cựu chiến binh cho thấy "tái nhiễm làm tăng nguy cơ tử vong đến từ mọi nguyên nhân và các kết quả có hại cho sức khỏe". Các chuyên gia nhấn mạnh những người này có thể tiếp tục mắc COVID-19 lần thứ 3 hoặc 4, thậm chí chỉ trong năm nay.
Điều đáng lo hơn lúc này là mỗi lần mắc COVID-19 đều mang theo nguy cơ gặp di chứng cho người bệnh. Họ phải sống với hàng loạt triệu chứng có thể tồn tại nhiều tháng hoặc nhiều năm. Hội chứng hậu COVID-19 đang dần phổ biến.
Bộ Y tế cũng tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, trong đó các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ, chủ động các giải pháp ứng phó với các dịch bệnh và chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch.
Tiếp tục đẩy mạnh việc tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4
Do đó Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các địa phương đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học.
Bộ cũng tiếp tục tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ.
![]() |
Tăng cường tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho người dân. |
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến hết ngày 27/7, đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên: Tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 47.681.050 mũi tiêm (71,7%) tăng 0,3%, trong ngày có 34 tỉnh triển khai với 39.423 người được tiêm.
Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 1 thấp: Hải Phòng (52,1%);Quảng Nam (46,9%); Khánh Hòa (52,1%); Bình Thuận (49,8%); Đồng Nai (46,0%); Cần Thơ (52,0%). Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 1 cao: Bắc Giang (96,6%); Nghệ An (99,5%); Bến Tre (95,4%);
Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 8.501.060 mũi tiêm (50,4%) tăng 2,6%, trong ngày có 37 tỉnh triển khai với 198.319 người được tiêm.
Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 2 thấp: Bắc Cạn (19,9%); Nghệ An (24,4%); Quảng Trị (21,3%); Đắc Lắc (24,1%); An Giang (23,8%). Tỉnh có tỷ lệ tiêm nhắc mũi 2 cao: Quảng Ninh (96,8%); Quảng Nam (98,0%); BR-VT (94,2%); Long An (94,2%).
Đối với nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm nhắc: 2.648.148 trẻ (30,2%) tăng 0,9%. Tỉnh tiêm mũi nhắc thấp dưới 30% gồm: Miền Bắc (11 tỉnh): Hà Nội; Thái Bình; Nam Định; Hòa BÌnh; Nghệ An; Hà Tĩnh; Tuyên Quang; Hà Giang; Cao Bằng; Điện Biên.
Miền Trung (8 tỉnh): Quảng Bình; Quảng Trị; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Phú Yên; Khánh Hòa; Bình Thuận; Tây Nguyên (2 tỉnh): Gia Lai; Đắc Nông.
Miền Nam (7 tỉnh): TP Hồ Chí Minh; Bà Rịa – Vũng Tàu; Đồng Nai; An Giang; Đồng Tháp; Bình Dương; Kiên Giang. Kết quả tiêm nhắc tốt: Bắc Giang (73,4%); Trà Vinh (71,6%); Vĩnh Long (67,1%).
Nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 11.630.612; Mũi 1: 7.683.846 trẻ (67,3%); tăng 0,6%. Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (49,2%); Hà Tĩnh (47,6%); Đà Nẵng (34,6%); Quảng Nam (37,0%); TP Hồ Chí Minh (42,1%).
Mũi 2: 3.946.766 trẻ (34,5%); tăng 0,7%. Tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (16,3%); Đà Nẵng (14,5%); Quảng Nam (11,9%); Khánh Hòa (15,5%); Đắc Lắc (18,3%). Tỉnh tiêm cao: Ninh Thuận (72,3%); Sóc Trăng (71,5%); Vĩnh Long (64,5%).
![]() |
Bác sĩ tiến hành khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin cho trẻ |
Đến nay, đã gần 3,5 tháng triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi, tiến độ tiêm cho trẻ trong độ tuổi này vẫn chưa đạt kế hoạch.
Mới đây nhất Bộ Y tế đã đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với ngành y tế trên địa bàn rà soát, lập danh sách trẻ em mầm non và học sinh thuộc độ tuổi tiêm vắc xin COVID-19 từ 5 - dưới 18 tuổi chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Các trạm y tế xã, phường của Hà Nội được sắp xếp ổn định

TP Hồ Chí Minh rà soát dược phẩm, mỹ phẩm giả, kém chất lượng

Bảo đảm tiến độ, chất lượng triển khai chính sách dân số trong mô hình chính quyền 2 cấp

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí về sức khỏe khi hoạch định chính sách

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ triển khai hệ thống nội soi siêu âm

184 nhà phân phối Amway hoàn tất khoá đào tạo Tư vấn viên Quản lý cân nặng BodyKey 2024

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh phản hồi về thuốc trị ung thư của Godwaypharma

Tự ý bỏ thuốc điều trị viêm gan B dẫn đến mắc xơ gan

Tăng tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế
