Tag

Các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão

Tin Y tế 04/08/2024 11:00
aa
TTTĐ - Thời gian mưa bão nhiều cũng là thời điểm các mầm bệnh sinh sôi nảy nở. Các bệnh phổ biến và xuất hiện khi mùa mưa bão là: Bệnh nước ăn chân, bệnh lỵ, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, đau mắt đỏ …
Tập huấn truyền thông phòng chống bệnh lây nhiễm Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh tại các vùng bị ngập úng Quận Cầu Giấy tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết Hà Nội tổ chức đợt cao điểm phòng, chống sốt xuất huyết

Đề phòng "dịch chồng dịch"

Các bệnh về da liễu thường xuất hiện ở các vùng ngập úng, chịu ảnh hưởng mưa bão. Tiểu biểu như nước ăn chân hay còn gọi là bệnh nấm kẽ chân là tình trạng khá thường gặp trong thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, chân không được giữ khô tốt.

Tại vùng da bị nấm sẽ có triệu chứng đỏ mẩn, khô da, đóng vảy, ngứa, bỏng rát, cảm giác như châm trích, thậm chí còn gây bong tróc, nứt và chảy máu tại vùng da kẽ chân, nếu để bệnh kéo dài sẽ lan rộng ra nhiều vùng da khác trên cơ thể.

Người dân vùng lũ rất dễ bị mắc bệnh nước ăn chân do ngâm nước nhiều.
Người dân vùng ngập úng rất dễ bị mắc bệnh nước ăn chân do ngâm nước nhiều

Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nấm gây bệnh tồn tại trên da song có thể tiêu diệt, kiểm soát số lượng và hoạt động của nấm để từ đó cải thiện triệu chứng bệnh.

Để điều trị tình trạng nước ăn chân mùa mưa, người dân có thể dùng thuốc kháng nấm đường bôi qua da hoặc đường uống.

Hầu hết trường hợp có thể chữa khỏi bệnh bằng thuốc bôi trị nấm, chỉ có trường hợp bệnh nặng, lan rộng và nguy cơ biến chứng nặng thì mới dùng thuốc đường uống để đạt hiệu quả nhanh hơn.

Bệnh tiêu chảy thường gia tăng đáng kể sau mưa bão. Do người dân phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn nên dễ mắc tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cũng dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc với chất thải của người bệnh.

Khi bị tiêu chảy cấp người bệnh bị sốt, đi ngoài phân lẫn máu, toàn nước. Bệnh nhân thấy đau bụng; buồn nôn, nôn; sút cân nhanh; da khô, hay khát nước; mệt mỏi.

Đáng lo ngại, tiêu chảy cấp nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gặp các biến chứng như mất nước, trụy tim mạch, suy thận, suy dinh dưỡng.

Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, kèm theo đó là việc phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao sau mưa bão. Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Bệnh dễ mắc và bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm...

Trong những ngày qua, một số xã của huyện Chương Mỹ và Quốc Oai đã chịu ảnh hưởng của mưa bão gây ngập úng. Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tăng cường đáp ứng công tác phòng dịch trong và sau mưa lũ.

Đặc biệt, sau khi nước rút, các địa phương đã bắt tay vào dọn dẹp vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng dịch, trong đó dịch bệnh sốt xuất huyết cũng rất bùng phát. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 26/7 - 2/8), toàn thành phố ghi nhận 171 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong.

Trong tuần, TP ghi nhận 8 ổ dịch sốt xuất huyết tại Đan Phượng, Phúc Thọ, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất, Quốc Oai.

Trong thời gian tới, Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh, tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch.

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh

Trong mùa mưa bão, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa bão.

Theo đó, mọi người cần thiết phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường sau mưa lớn, lũ lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó.

Ngoài ra, người dân tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm; phối hợp với nhân viên ngành y tế phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

Các bệnh thường gặp trong mùa mưa bão
Kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại nhà dân trên địa bàn Thủ đô

Ngành y tế sẽ giám sát, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn…

Tuy nhiên, người dân cần chủ động đảm bảo vệ sinh môi trường quanh khu vực mình sinh sống, thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế tại địa phương.

Nhằm phòng tránh các dịch, bệnh nguy hiểm sau mùa mưa bão, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng.

Mọi người thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.

Ngoài ra, các gia đình bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật; sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ; kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn…

Đọc thêm

Biểu dương 195 cán bộ công đoàn tiêu biểu năm 2024 Tin Y tế

Biểu dương 195 cán bộ công đoàn tiêu biểu năm 2024

TTTĐ - Ngày 7/8, nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 8/7/2024), Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương cán bộ công đoàn tiêu biểu và tôn vinh “Sáng kiến, sáng tạo” ngành Y tế Thủ đô năm 2024.
Tích cực vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh Tin Y tế

Tích cực vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh

TTTĐ - Sau khi nước rút, người dân và các đoàn thể ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã tất bật dọn dẹp sau lũ, khử khuẩn, vệ sinh môi trường để phòng ngừa các dịch bệnh dễ bùng phát mùa mưa bão.
Triển khai mô hình ki ốt y tế thông minh Tin Y tế

Triển khai mô hình ki ốt y tế thông minh

TTTĐ - Ki ốt y tế thông minh là chương trình hợp tác giữa Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) và HDBank thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06 của Chính phủ. Hiện nay, nhiều bệnh viện đã triển khai thành công mô hình ki ốt y tế thông minh.
Hoàn Mỹ ra mắt Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình và Cột sống Tin Y tế

Hoàn Mỹ ra mắt Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình và Cột sống

TTTĐ - Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ vừa chính thức ra mắt Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình và Cột sống Hoàn Mỹ với hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị chẩn đoán hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và đội ngũ chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm.
Tăng cường giám sát ổ dịch sốt xuất huyết tại cộng đồng Tin Y tế

Tăng cường giám sát ổ dịch sốt xuất huyết tại cộng đồng

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 26/7 - 2/8), toàn thành phố ghi nhận 171 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong.
Đề phòng nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát sau mưa lũ Tin Y tế

Đề phòng nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát sau mưa lũ

TTTĐ - Theo các chuyên gia y tế, sau mưa lũ là thời điểm dễ bùng phát các dịch bệnh như tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…
VNVC góp phần thay đổi diện mạo công tác tiêm chủng tại Việt Nam Tin Y tế

VNVC góp phần thay đổi diện mạo công tác tiêm chủng tại Việt Nam

TTTĐ - Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa kỷ niệm 8 năm thành lập, qua đó khẳng định nỗ lực phát triển hệ thống tiêm chủng uy tín, chất lượng, an toàn hàng đầu Việt Nam.
Nhiều công ty mỹ phẩm bị xử phạt, buộc thu hồi sản phẩm Nhịp sống phương Nam

Nhiều công ty mỹ phẩm bị xử phạt, buộc thu hồi sản phẩm

TTTĐ - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa công bố danh sách xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Dược - Mỹ phẩm - Thiết bị y tế - Đấu thầu đối với nhiều công ty sản xuất, nhập khẩu mỹ phẩm.
Cơ sở thẩm mỹ không phép, phẫu thuật gây tai biến cho khách hàng Nhịp sống phương Nam

Cơ sở thẩm mỹ không phép, phẫu thuật gây tai biến cho khách hàng

TTTĐ - Với hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động, gây tai biến cho khách hàng, cơ sở thẩm mỹ thuộc Công ty TNHH Thẩm mỹ viện FA Plus đã bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh lập biên bản vi phạm hành chính, đồng thời xem xét chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý.
Giữa 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có Bệnh viện Lao - Phổi Tin Y tế

Giữa 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có Bệnh viện Lao - Phổi

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có Công văn số 10765/UBND-VP về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nâng cấp Trung tâm Y tế huyện Long Điền cũ thành Bệnh viện Lao và bệnh Phổi, tiến độ dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2025.
Xem thêm