Các cơ sở y tế bảo đảm phòng, chống COVID-19 trong dịp Tết 2023
Hơn 10,6 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi
Bộ Y tế cho biết ngày 22/12 có 213 ca mắc mới COVID-19, trong ngày có gần 100 trường hợp khỏi; 1 ca bệnh tại Quảng Ninh tử vong. Đây cũng là ngày thứ 2 liên tiếp ghi nhận bệnh nhân COVID-19 tử vong ở nước ta sau nhiều ngày không ghi nhận.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.523.780 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.456 ca nhiễm).
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua |
Tổng số trường hợp mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là 10.610.573 ca; Trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 43 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 34 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 2 ca; Thở máy xâm lấn: 7 ca.
Ngày 21/12 ghi nhận 1 ca tử vong tại: Quảng Ninh. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 43.182 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.182 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch COVID-19
Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ.
Đồng thời chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.
Ảnh minh hoạ |
Ngoài ra, tập trung tăng cường công tác phòng chống các dịch bệnh lưu hành, bệnh mới nổi khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Adenovirus, cúm, cúm gia cầm, đậu mùa khỉ...; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, hiệu quả.
Bộ cũng tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.
Đồng thời, tiếp tục theo dõi, cập nhật khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.
Đến nay, Việt Nam đã tiêm hơn 265,3 triệu liều vắc xin COVID-19, tuy nhiên vẫn có nhiều địa phương tiêm chậm, thấp các mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi.
Các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong dịp Tết 2023; chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trong ngày 21/12 có 85.170 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 265.313.561 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.194.212 liều: Mũi 1 là 71.080.871 liều; Mũi 2 là 68.690.674 liều; Mũi bổ sung là 14.497.424 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.656.188 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.269.055 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.859.978 liều: Mũi 1 là 9.127.064 liều; Mũi 2 là 8.954.763 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.778.151 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.259.371 liều: Mũi 1 là 10.216.985 liều; Mũi 2 là 8.042.386 liều.
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 659,8 triệu ca, trên 6,6 triệu ca tử vong. Ngày 21/12, Tổ chức Y tế giới (WHO) thông báo rằng số ca tử vong do COVID-19 được báo cáo hàng tuần trên toàn thế giới đã giảm gần 90% kể từ mức đỉnh thời điểm biến thể Omicron hoành hành vào cuối tháng 1/2022 và hy vọng trường hợp khẩn cấp này sẽ được tuyên bố chấm dứt vào những thời điểm khác nhau trong năm tới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần lưu ý để có thể nói rằng đại dịch đã qua. Những lỗ hổng trong giám sát, xét nghiệm và giải trình tự gene khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc tìm hiểu chính xác virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang biến đổi ra sao. Trong khi đó, những lỗ hổng trong tiêm chủng đã khiến hàng triệu người, đặc biệt là nhân viên y tế và người già, có nguy cơ cao mắc bệnh nặng và dẫn tới tử vong. |