Tag

Cấm dạy thêm! Kẻ khóc người cười

Tin tức 14/12/2016 22:33
aa
Dạy thêm, học thêm... đang tràn lan như một nạn đại dịch. Dường như các bậc phụ huynh ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ và các làng xã trù phú đều khốn khổ với chuyện học thêm, dạy thêm.

Cấm dạy thêm! Kẻ khóc người cười

Dạy thêm, học thêm... đang tràn lan như một nạn đại dịch. Dường như các bậc phụ huynh ở thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ và các làng xã trù phú đều khốn khổ với chuyện học thêm, dạy thêm.

Cấm dạy thêm! Kẻ khóc người cười

Không biết từ bao giờ sinh ra việc dạy thêm học thêm

Dạy thêm học thêm đã thành phong trào rộng khắp. Và rõ ràng tác dụng tiêu cực nhiều hơn là ưu việt. Chẳng thế mà ông Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy TP. HCM yêu cầu dứt khoát cấm dạy thêm học thêm:“Trước đây thầy cô có lấy tiền bồi dưỡng đâu mà vẫn làm được, bây giờ tại sao không. Việc thành lập các trung tâm văn hóa ngoài giờ, hiện nay đã có các trung tâm TDTT thì có thể thêm danh mục đào tạo văn hóa, chứ tuyệt đối không được mở dạy thêm văn hóa tại trường học".

Không biết từ đâu, từ bao giờ... sinh ra dạy thêm học thêm? Thời đi học trước năm 1975, và sau đó ít năm chưa có chuyện thu tiền của học sinh để dạy thêm. Nhưng phụ đạo thì có. Phụ đạo là động từ cổ chỉ hành động của giáo viên giảng dạy, kèm cặp cho học sinh hiểu bài lúc ngoài giờ lên lớp chính khóa.

Nhà trường thường chọn ra hai nhóm: Học sinh giỏi được thầy cô phụ đạo để đi thi học sinh giỏi cấp huyện và tỉnh, đôi khi gọi là... bồi dưỡng học sinh giỏi. Học sinh kém cũng được thầy cô phụ đạo để không đì đẹt điểm 2, điểm 3, để không quá kém phải đúp. Tôi chưa thấy học sinh trung bình được phụ đạo. Và cũng không thấy thu tiền học sinh.

Trước hết, dạy thêm học thêm có nguyên nhân xã hội. Xã hội phong kiến Việt Nam ngàn năm ràng buộc, chẳng néo con người vào quẩn quanh làng xã. Đi buôn hoặc làm ăn ở nơi khác rất ít. Muốn lên phủ huyện, lên kinh thành chỉ có làm quan. Muốn làm quan thì chỉ có con đường là... học.

Tính sĩ diện bằng cấp cao cũng triệt tiêu tính thực dụng rẽ ngang học nghề, làm công nhân, nên cứ phải học để làm ông nghè ông cử. Học xong phải thi đỗ. Mà cổng trường đại học thì cao vời vợi, khó với phần đông công dân trẻ. Tỉ lệ 1 chọi 10, có trường 1 chọi 20. Tư tưởng học để thoát ly cộng với “đấu trường” thi cử quá khắc nghiệt, khiến nhà nào cũng phải cố, học trò nào cũng phải gắng. Ngoài học chính khóa, phụ huynh đành phải bấm bụng móc tiền cho con học thêm.

Dạy thêm học thêm còn có nguyên nhân kinh tế. Chúng ta hãy hình dung thời bao cấp sau chiến tranh: Cả nước đói. Cơm độn ngô khoai, bo bo. Thịt ít, rau nhiều. Nông thôn nghèo xơ xác. Thanh niên lớn lên không muốn như bố mẹ theo mông trâu đi cày, cứ nhăm nhăm đi thoát ly.

Muốn đi khỏi làng nghèo, mở mày mở mặt chỉ có... học. Đua nhau mà học. Lương của giáo viên quá thấp. Tiêu chuẩn lương thực 13,5kg và nửa cân thịt mỗi tháng nuôi thân cũng chẳng đủ. Đúng lúc phụ huynh có nhu cầu đóng tiền cho con em học thêm, thì dạy thêm cũng chẳng khó hiểu.

Bây giờ, thời kinh tế thị trường. Lương giáo viên đã cải thiện nhiều, nhưng vẫn thấp và nhu cầu sống lại cao hơn. Thầy cô giáo vẫn có nhu cầu dạy thêm để tăng thu nhập cải thiện cuộc sống. Trong khi đó nhu cầu kiếm tấm bằng đại học vẫn nóng bỏng quyết liệt. Với mức sống hiện nay, nếu giáo viên tiểu học lĩnh 15 – 20 triệu đồng thì các thầy cô có đi dạy thêm không?

Và nếu lương công nhân 20 triệu đồng, thì người ta học xong phổ thông trung học, đi học nghề chứ cần gì phải học thêm để đỗ vào đại học ra làm ông nghè ông cử. Nền kinh tế phát triển mất cân đối và kém phát triển cũng là nguyên nhân học thêm dạy thêm tràn lan.

Nhà giáo dục người Mỹ William Arthur Ward nói rằng:“Người thầy tầm thường tường thuật. Người thầy tốt giải thích. Người thầy giỏi thể hiện. Người thầy vĩ đại truyền cảm hứng”.Thầy cô đi dạy thêm, đi luyện thi vào đại học thì đầu tắt mặt tối, dạy chính khóa xong vội vội vàng vàng đi đến trung tâm dạy, hoặc chiều tốt phải đứng bảng luyện thi ở nhà.

Cấm dạy thêm! Kẻ khóc người cười

Nhiều thầy cô giáo và cả học sinh đều mệt mỏi vì các lớp học thêm cả tuần

Thời gian lao động tăng lên do dạy thêm, cộng với đêm thức khuya soạn giáo án. Sáng hôm, sau mang theo cả cái mệt mỏi, ủ ê vào lớp dạy. Trò nhìn thầy cô mặt mũi thất thần, quần áo có khi xộc xệch, đã thấy chán nản, nói chi đến chuyện truyền cảm xúc. Tôi tin rằng: Nếu trên lớp với chất lượng giáo viên chuẩn, dạy hết nhiệt tình trách nhiệm, ít nhất học trò cũng thu nhận đủ kiến thức, thậm chí còn được mở mang hơn, thì chẳng cần phải dạy thêm học thêm nữa.

Dạy thêm học thêm còn do nguyên nhân của chính ngành giáo dục. Bệnh thành tích làm đẹp các con số tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh giỏi cao cũng khiến cho dạy thêm học thêm thành phong trào. Có tình trạng giáo viên dạy giờ chính khóa thì qua loa đại khái, nhưng dạy thêm thì nhiệt tình, say mê. Thầy mà muốn dạy thêm, thì trò cũng phải học. Học giỏi cũng phải học thêm. Không học thêm thì điểm kém.

Điểm kém vì giờ chính khóa, thầy lớt phớt, dạy không hết chương trình, đến giờ dạy thêm mới dạy đủ, dạy kỹ. Đề kiểm tra, đề thi thầy ra theo mẹo đánh đố của thầy. Không học mà làm bài được à? Không học thêm thì bị xếp ngồi cuối lớp nhé. Không học thêm, thầy cô ra nhiều bài tập, và ra bài khó về nhà, có làm được không? Đôi khi học thêm được núp dưới cái gọi là yêu cầu của phụ huynh.

Thầy cô in sẵn mẫu đơn xin tự nguyện học thêm môn này, môn kia, rồi bảo học trò mang về cho bố mẹ ký. Bố mẹ nào dám không cho con đi học thêm? Thế là ký. Ký đồng nghĩa với... nộp tiền. Khi bị thanh tra thì chìa đơn ấy ra. Phụ huynh, học trò tự nguyện nhé!

Hình ảnh những thầy cô dạy thêm vì kiếm tiền bằng mọi giá sẽ in đậm vào đầu học trò và mang theo vào đời đến tận lúc chết. Còn ở nhà trường còn là học trò, khi ra ngoài đời là kỹ sư, bác sĩ, giáo viên. Năm tháng thời gian qua đi, gặp lại nhau, lại mang chuyện học thời phổ thông ra “ôn cố tri tân”. Thầy nào yêu quý học trò, cô nào dùng các thủ đoạn gây áp lực cho trò phải học thêm..., đều tự nhiên đi vào các câu chuyện buồn vui, thậm chí oán trách.

Các cụ ngày xưa bảo:“Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.Yêu là cách kính trọng thầy, quan tâm và quan hệ với thầy để biết con mình học hành ra sao. Nhưng, hiện nay phụ huynh “yêu” thầy một cách khôn lỏi, nịnh nọt, vuốt ve và cũng làm cho thị trường dạy thêm học thêm rối loạn. Muốn con mình được điểm cao, được thầy cô chú ý chăm sóc nâng đỡ, trong 36 chước thì có chước chủ động tổ chức học thêm. Để lấy lòng giáo viên thì đề nghị thầy cô dạy thêm. Vậy là, thầy cô yêu quý phụ huynh... cũng quý yêu trò ấy hơn trò khác.

Thực ra không phải đến bây giờ dạy thêm học thêm mới được đem ra mổ xẻ, luận bàn. Từ năm 2014, Bộ giáo dục đã ra chỉ thị chấn chỉnh, cấm dạy thêm học thêm ở bậc tiểu học:“Đối với các trường và lớp dạy học 2 buổi/ngày: Hướng dẫn học sinh hoàn thành nội dung học tại lớp. Nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh. Khuyến khích tổ chức cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp.Đối với các trường và lớp dạy học 1 buổi/ngày: Chỉ giao bài tập về nhà tối đa bằng số lượng bài tập của học sinh học 2 buổi/ngày. Không giao bài tập ngoài sách giáo khoa. Không tổ chức thi học sinh giỏi đối với học sinh tiểu học”.

Phụ huynh mừng lắm. Tối đến không phải hò hét con cái ngồi vào bàn học bài. Con em mình không phải cận lòi mắt vì học thêm, không còng lưng vì khoác cặp sách như bộ đội đi Trường Sơn năm xưa. Thế nhưng, vẫn cứ phải học thêm và dạy thêm chưa bao giờ chấm dứ, đến nay vẫn như “đánh bùn sang ao”.

Có một sự thật là: Xã hội vẫn có nhu cầu học thêm, dù ít. Một bộ phận phụ huynh vẫn muốn con mình phải học giỏi, vào đại học, vẫn muốn thuê thầy cô phụ đạo con mình. Các thầy cô tử tế vẫn có nhu cầu dạy thêm bằng lao động chân chính khi đồng lương chưa đủ sống. Cấm hoàn toàn dạy thêm học thêm, hoặc cấm hình thức này phải có hình thức kia thay thế?

Có một lối thoát, như ông Đinh La Thăng đề xuất là sử dụng Trung tâm TDTT ở quận huyện làm “thêm danh mục đào tạo văn hóa”. Vậy, thầy cô không được dạy ở trường, mà đến dạy thêm ở Trung tâm có được không? Tự dạy thêm ở nhà thì sao? Chỉ đổi địa điểm, không gian dạy thêm, mà với mục tiêu “dạy thêm học thêm” bằng mọi giá, người ta vẫn có cách buộc học trò mang sách vở đến đó.

Vấn đề giải quyết tận gốc vẫn là... tổ chức xã hội, trong đó có tổ chức giáo dục như thế nào? Đó mới là tư duy chiến lược quyết định thành bại. Cấm dạy thêm học thêm chỉ là biện pháp tình thế.

Nhà văn Sương Nguyệt Minh

Tin liên quan

Đọc thêm

Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá nhân lực bộ máy mới Tin tức

Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá nhân lực bộ máy mới

TTTĐ - Trước những băn khoăn và đề xuất của cử tri liên quan tới công tác cán bộ khi vận hành mô hình chính quyền mới, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, thời gian tới, TP sẽ kiểm tra rà soát, đánh giá về thể chế, nhân lực, từ đó có hướng đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo nguồn lực thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra...
Đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực hưởng ứng Giải Búa liềm vàng Tin tức

Đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực hưởng ứng Giải Búa liềm vàng

TTTĐ - Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ Hà Nội vừa có Công văn số 368 CV/BTGDVTU gửi Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội TP; các đảng uỷ trực thuộc Thành uỷ; các cơ quan báo chí Hà Nội về đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực tham gia hưởng ứng Giải Búa liềm vàng 2025.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành... Tin tức

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành...

TTTĐ - Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
Phát động phong trào thi đua đặc biệt bảo đảm ANTT dịp Quốc khánh Tin tức

Phát động phong trào thi đua đặc biệt bảo đảm ANTT dịp Quốc khánh

TTTĐ - UBND TP Hà Nội sẽ kiên quyết kiểm điểm, xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu buông lỏng quản lý để xảy ra các vi phạm pháp luật nghiêm trọng từ nay đến đến 2/9/2025.
Cán bộ phải đặt mình trong niềm phấn khởi chung của Nhân dân Tin tức

Cán bộ phải đặt mình trong niềm phấn khởi chung của Nhân dân

TTTĐ - Cử tri Thủ đô bày tỏ niềm tin vào mô hình chính quyền địa phương hai cấp, kỳ vọng mô hình này sẽ đẩy nhanh, kịp thời và hiệu quả hơn các thủ tục hành chính cho người dân. Trước niềm hân hoan đó của cử tri Thủ đô, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cán bộ phải đặt mình trong niềm phấn khởi chung của Nhân dân để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ...
Khoảng 30.000 người dự Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9 Tin tức

Khoảng 30.000 người dự Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 173/KH-UBND về tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội

TTTĐ - Chiều 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 1 để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất Tin tức

HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND tỉnh Vĩnh Long khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất sau hợp nhất.
Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý Tin tức

Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý

TTTĐ - Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
Xem thêm