Tag
Hà Nội

Cảnh báo lây nhiễm bệnh liên cầu khuẩn lợn

Tin Y tế 02/03/2023 16:26
aa
TTTĐ - Hà Nội vừa ghi nhận một nam bệnh nhân làm nghề bán lòng lợn tiết canh, bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Đây cũng là ca bệnh liên cầu khuẩn lợn đầu tiên trên địa bàn thành phố trong năm 2023.
Những món ăn "khoái khẩu" tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm liên cầu khuẩn lợn Liên cầu khuẩn tan huyết gây viêm thận, suy thận ở trẻ em như thế nào? Sán "làm ổ" trong nam thanh niên "mê" món tiết canh, rau sống Cảnh báo bệnh liên cầu lợn dịp Tết

Xuất hiện ca bệnh liên cầu khuẩn đầu tiên tại Hà Nội trong năm 2023

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận một nam bệnh nhân làm nghề bán lòng lợn tiết canh, bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Đây là trường hợp đầu tiên mắc bệnh này tại Hà Nội trong năm nay.

Theo đó, bệnh nhân nam 52 tuổi (có địa chỉ tại đường An Hòa, phường Mộ Lao, quận Hà Đông), làm nghề bán lòng lợn tiết canh tại nhà.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Cách đây hơn 2 tuần, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, tự điều trị tại nhà không đỡ. 4 ngày sau đó, bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Quân y 103. Tại đây, kết quả cấy máu của nam bệnh nhân dương tính với Streptococcus suis (vi khuẩn gây bệnh liên cầu khuẩn lợn).

Trước đó, trong năm 2022, trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận 4 ca mắc liên cầu khuẩn lợn (tăng 3 ca so với cùng kỳ năm 2021).

Theo các chuyên gia dịch tễ, liên cầu khuẩn lợn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu lây từ lợn. Tỷ lệ tử vong do liên cầu khuẩn lợn gây ra khoảng 7%.

Đây là bệnh nguy hiểm, vì nếu nhiễm loại vi khuẩn này mà không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết gây choáng và có thể để lại những di chứng nặng nề với 60% bị ù tai, giảm thính lực, 20% điếc hoàn toàn không hồi phục.

Phòng liên cầu khuẩn lợn

Theo CDC Hà Nội, bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mắc mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp mắc ngay từ đầu đã nặng.

Đáng chú ý, việc ăn các sản phẩm được chế biến từ lợn chưa được nấu chín, như: Tiết canh, nem chua, nem chạo... dễ mắc liên cầu khuẩn lợn.

Không chỉ ăn tiết canh, thịt tái sống, mà ngay cả việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết cũng có nguy cơ khiến cho người giết mổ lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các tổn thương, các vết trầy xước trên da.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo cách tốt nhất để tránh lây nhiễm liên cầu khuẩn lợn là phòng bệnh. Bởi, khi người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến rất nhanh, gây sốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng.

Bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh, mà chỉ điều trị bằng kháng sinh thời gian dài, kết hợp lọc máu, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn. Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ có thể phải điều trị ít nhất 3 tuần, bị nhiễm khuẩn huyết phải điều trị đến hai tháng, chi phí điều trị lên đến hàng trăm triệu đồng.

Vi khuẩn gây bệnh liên cầu Streptococcus suis có thể sống ở nhiệt độ 60 độ C trong 10 phút, 50 độ C trong 2 giờ và 10 độ C trong 6 tuần.

Do đó, CDC Hà Nội khuyến cáo, cách phòng bệnh tốt nhất là người dân không nên ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín; không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không bảo đảm vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Đặc biệt, người dân không nên sơ chế thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay; rửa tay sạch sau khi chế biến.

Ngoài ra, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng; tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định.

Khi mắc bệnh do liên cầu lợn, người bệnh thường có sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau như xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa. Trong bệnh liên cầu lợn hay gặp là nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn liên cầu lợn vào máu, nhân lên nhanh chóng và đồng thời tiết ra nhiều độc tố).

Khi nhiễm khuẩn huyết, ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng, biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, trụy tim mạch, suy hô hấp và có thể tử vong nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Một số trường hợp xuất hiện nhiễm độc đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa (đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có máu).

Người bệnh cũng có thể bị viêm màng não do vi khuẩn liên cầu lợn như sốt cao, co giật, nôn vọt, sợ ánh sáng... Nếu phát hiện sớm có thể cứu chữa được, nếu không thì có thể gây phù não, hôn mê và tử vong. Do đó, khi có biểu hiện mắc bệnh, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

Khởi tạo bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo tiêu chuẩn quốc tế Tin Y tế

Khởi tạo bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo tiêu chuẩn quốc tế

TTTĐ - Ngày 18/4, Tập đoàn Vingroup công bố chuẩn bị khởi công Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Giờ tại khu đô thị Vinhomes Green Paradise vào tháng 8/2025, theo tiêu chuẩn của Cleveland Clinic - một trong những hệ thống y tế hàn lâm hàng đầu thế giới.
Chuyển đơn tố cáo hot TikToker Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng Tin Y tế

Chuyển đơn tố cáo hot TikToker Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành Phiếu chuyển đơn số 1076/QLD-MP, chuyển đơn tố cáo liên quan đến bà Chu Thanh Huyền, người nổi tiếng trên mạng xã hội, tới Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội để xem xét và xử lý theo thẩm quyền.
Cần huy động thêm nhân lực thi công cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai Tin Y tế

Cần huy động thêm nhân lực thi công cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai

Chiều 17/4, sau khi kiểm tra thực địa tại dự án Cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai tại tỉnh Hà Nam, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng Tin Y tế

21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng

TTTĐ - Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả.
Cấp cứu cho em bé bị bỏ rơi, người tím tái, hạ thân nhiệt Tin Y tế

Cấp cứu cho em bé bị bỏ rơi, người tím tái, hạ thân nhiệt

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã cấp cứu một bé gái bị bỏ rơi tại bụi chuối bên bờ sông, trẻ được phát hiện trong tình trạng người tím tái, bị hạ thân nhiệt.
Chiến dịch tiêm chủng ngừa dịch sởi đợt 2 đạt 96% Tin Y tế

Chiến dịch tiêm chủng ngừa dịch sởi đợt 2 đạt 96%

TTTĐ - Ngày 17/4, theo thông tin của Bộ Y tế, tuần 15 vừa qua (từ 5/4 đến 11/4/2025), cả nước ghi nhận 4.519 trường hợp nghi sởi, giảm 6,3% so với tuần trước (4.822 trường hợp).
Tạo hình dạ dày ống đứng, giảm béo cho cô gái nặng 102kg Tin Y tế

Tạo hình dạ dày ống đứng, giảm béo cho cô gái nặng 102kg

TTTĐ - Dù đã áp dụng nhiều phương pháp giảm cân nhưng bất thành, áp lực tâm lý đè nặng từ việc béo phì tới 102kg khiến cô gái 28 tuổi rơi vào tuyệt vọng, thậm chí có ý nghĩ tự tử.
Đau nhức mắt đi khám mới phát hiện ký sinh trùng "làm tổ" Sức khỏe

Đau nhức mắt đi khám mới phát hiện ký sinh trùng "làm tổ"

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa điều trị một ca bệnh hiếm gặp, các bác sĩ phát hiện ký sinh trùng sống trong mắt khiến bệnh nhân bị đau nhức mắt kéo dài.
Hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết Tin Y tế

Hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

TTTĐ - Bộ Y tế đã có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tăng cường triển khai công tác y tế trường học Tin Y tế

Tăng cường triển khai công tác y tế trường học

TTTĐ - Bộ Y tế đã có công văn 2157/BYT-PB 2025 về việc tăng cường triển khai công tác y tế trường học gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Xem thêm