Cảnh giác trước các hình thức lừa đảo liên quan đến những cuộc bầu cử
Các đối tượng chủ yếu nhắm tới nạn nhân là những người trẻ tuổi, ít am hiểu về lĩnh vực chính trị cũng như các vấn đề thời sự.
Đây cũng là độ tuổi dành nhiều thời gian sử dụng các thiết bị công và mạng xã hội, giúp cho phạm vi hoạt động của các đối tượng trở nên rộng và khó kiểm soát.
Ban đầu, nạn nhân sẽ được tiếp cận qua tin nhắn hoặc email, sau đó các đối tượng sẽ liên lạc bằng số điện thoại với giọng điệu cấp bách, khẩn trương nhằm gia tăng tính thuyết phục.
Ban đầu, các đối tượng sẽ gửi các tin nhắn từ số điện thoại có mã vùng địa phương. Nội dung tin nhắn thường xoay quanh lời kêu gọi ủng hộ tiền hoặc đính kèm các đường link giả mạo nhằm dẫn dụ người dân truy cập, chiếm đoạt dữ liệu cá nhân, thông tin tài chính.
Bên cạnh đó, các đối tượng cũng làm giả các bài khảo sát với mục đích thu thập ý kiến và thị hiếu của người dân, yêu cầu để lại thông tin và đánh giá, những dữ liệu này sẽ được các đem bán hoặc sử dụng cho các cuộc lừa đảo tiếp theo.
Trong một vài trường hợp, những tin nhắn được gửi tới nạn nhân còn đính kèm các đường link lạ với tên miền là các trang web bầu cử chính thống, khi truy cập sẽ tự động tải về các ứng dụng có chứa mã độc làm tê liệt hoặc theo dõi màn hình thiết bị của nạn nhân. Từ đó, các đối tượng có thể đánh cắp thông tin hoặc thực hiện các giao dịch chuyển tiền trái phép.
Trước thực trạng lừa đảo, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, khuyến cáo người dân cảnh giác trước các tin nhắn, Email có nội dung vận động bầu cử; xác định kỹ danh tính của người gửi cũng như tính chính thống của các thông tin trước khi làm theo sự chỉ dẫn trong các tin nhắn.
Người dân tuyệt đối không chuyển tiền cho các đối tượng lạ, không truy cập vào các đường link lạ và cung cấp thông tin cá nhân cho các trang web không chính thống.
Khi nhận thấy dấu hiệu lừa đảo, người dân cần trình báo ngay với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn và truy vết đối tượng.