Tag

Cảnh giác trước những "lời đồn" về cách diệt virus SARS-CoV-2, lừa đảo tiêm chủng ngừa Covid-19

Sức khỏe 17/05/2021 18:18
aa
TTTĐ - Lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân trước dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng lừa đảo đã quảng cáo các dịch vụ tiêm chủng ngừa Covid-19 và những cách "tiêu diệt" Covid-19 thiếu căn cứ khoa học.
Tiếp nhận 11,370 tỷ đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 Hội Doanh nhân trẻ Hà Nội đồng hành chống dịch Tuổi trẻ ĐH Công nghiệp Dệt May Hà Nội hỗ trợ sinh viên vùng dịch Thành ủy Hà Nội quyên góp ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19

Cảnh báo trò lừa đảo tiêm vắc xin ngừa Covid-19

Gần đây xuất hiện thông tin một công ty kêu gọi công nhân đăng ký tiêm vắc-xin phòng chống Covid-19 tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương với giá là 1,5 triệu đồng cho 2 mũi tiêm. Cũng theo thông tin lan truyền trên mạng, loại vắc-xin được sử dụng để tiêm là Sputnik V của Nga.

Công văn này cũng lưu ý đối với người nhà cán bộ, công nhân viên của công ty nếu đăng ký thêm vaccine qua công ty sẽ tự chịu 100% kinh phí tiêm chủng.

Bộ Y tế cảnh báo trò lừa đảo tiêm vắc xin ngừa COVID-19
Bộ Y tế cảnh báo thông tin lừa đảo về dịch vụ tiêm vắc xin ngừa Covid-19

Sau khi nhận được thông tin này, đại diện Bộ Y tế đã liên lạc với Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để kiểm chứng. Qua đó xác định, thông tin trên là lừa đảo bởi việc tiêm vắc-xin hiện nay thực hiện theo quy định của Chính phủ, không có tiêm dịch vụ.

Do vậy, Bộ Y tế cảnh báo người dân, các tổ chức cần đề cao cảnh giác trước các thông tin này. Việc tiêm chủng vắc-xin hiện nay đang ưu tiên cho các lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho biết, ngày 16/5, Việt Nam đã có thêm 1,682 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 của AstraZeneca qua nguồn COVAX facility được chuyển giao.

Bộ Y tế đã tiến hành phân bổ nguồn vắc-xin này cho tất cả các đơn vị địa phương để thực hiện công tác tiêm chủng phòng, chống dịch Covid-19 theo kế hoạch đã đề ra.

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết cơ quan này đã và đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm, tiếp cận và đàm phán các nguồn vắc-xin Covid-19 để đảm bảo đủ vắc-xin tiêm chủng cho người dân. Cùng đó, Bộ Y tế cũng triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo tiêm chủng an toàn của chiến dịch tiêm chủng lớn nhất cho người dân.

Hậu quả của việc tin vào những cách diệt virus SARS-CoV-2 "truyền miệng"

Trong bối cảnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thì việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh đang được rất nhiều người quan tâm. Ngoài việc thực hiện 5K, nhiều chuyên gia liên tục đưa ra các khuyến cáo phòng bệnh là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng hoặc xịt họng bằng nước sát khuẩn để phòng chống bệnh…

Từ những thông tin khoa học này qua "truyền miệng", nhiều người "rỉ tai" nhau các cách phòng chống virus SARS-CoV-2 "tam sao thất bản" bằng nước muối đặc, bằng... cồn thậm chí uống nước thật nóng để "giết" virus.

Chưa có bằng chứng súc họng nước muối có thể diệt được Covid-19
Chưa có bằng chứng súc họng nước muối hay uống nước muối đặc có thể diệt được Covid-19

Chị Thu Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết "Không hiểu mấy ngày hôm nay, bố mẹ tôi nghe ai "rỉ tai" cách tiêu diệt virus SARS-CoV-2 bằng cách uống nước muối pha thật nóng. Mỗi khi đi ra ngoài về, ngoài việc thực hiện đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn..., hai cụ còn pha nước muối thật nóng để uống. Tác dụng đâu thì chả thấy nhưng mẹ tôi mới bị phỏng rộp cả miệng và lưỡi do uống nước quá nóng".

Trên thực tế cho thấy, việc súc miệng bằng nước và muối chỉ có tác dụng giúp giảm đau họng, giúp mọi người khắc phục được nhanh các triệu chứng của cảm lạnh thông thường.

Ngoài ra, nhiều người quan niệm pha nước muối súc họng càng mặn thì tính sát trùng, sát khuẩn sẽ càng cao và vì thế nó có thể thay thế được dung dịch súc họng sát khuẩn chuyên dùng. Do đó, họ đã pha nước muối rất mặn để súc miệng hàng ngày, tuy nhiên việc làm này lại vô tình gây tổn thương niêm mạc vùng họng khiến họng khô, ráp như không có nước…

Việc uống nước thật nóng cũng rất có hại cho cơ thể còn việc sử dụng... cồn hay rượu để "giết" virus càng độc hại và phản khoa học, tại nhiều quốc gia đã có trường hợp tử vong do dùng những cách thiếu khoa học để phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Một công trình nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh British Medical Journal, đã khuyên mọi người không nên uống nước hoặc trà khi còn quá nóng. Lý do là vì khi uống nước quá nóng, thường cao hơn 70 độ C, có thể sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Để có được kết luận này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra khoảng 50.000 người ở miền Bắc Iran, nơi hầu hết người dân hàng ngày rất thích uống trà thật nóng. Gần như tất cả những người tham gia nghiên cứu đều uống trà đen thường xuyên và tiêu thụ trung bình trên một lít mỗi ngày.

Các số liệu thu được sẽ được so sánh với nhóm người thường xuyên uống nước ấm có nhiệt độ dưới 65 độ C. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở nhóm người uống trà nóng có nhiệt độ từ 65-69 độ C, số người bị ung thư tăng hai lần, nhưng khi uống trà rất nóng có nhiệt độ trên 70 độ C trở lên, thì tỷ lệ bị căn bệnh nguy hiểm này tăng cao tới 8 lần.

BS Hoàng Xuân Đại, nguyên cán bộ Bộ Y tế cho biết, nghiên cứu này đưa ra hoàn toàn có cơ sở. Đáng báo động là thói quen ăn uống đồ quá nóng lại khá phổ biến ở rất nhiều người dân Việt Nam. Đa phần khi uống trà hay cà phê đều nấu nước đun sôi 100 độ C rồi pha uống ngay.

Uống nước nóng ở nhiệt độ cao trên 80 độ C không những làm tổn hại đến thực quản, mà chất tannin có thể bị tích tụ, lắng làm tổn thương và không ngừng gây kích thích lên các tế bào ở đường ruột. Những chất kết lắng tích tụ dần dần có thể gây nên phát sinh đột biến, mà những tế bào đột biến tăng có thể biến thành các tổ chức gây ung thư.

Đọc thêm

Khởi tạo bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo tiêu chuẩn quốc tế Tin Y tế

Khởi tạo bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo tiêu chuẩn quốc tế

TTTĐ - Ngày 18/4, Tập đoàn Vingroup công bố chuẩn bị khởi công Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Giờ tại khu đô thị Vinhomes Green Paradise vào tháng 8/2025, theo tiêu chuẩn của Cleveland Clinic - một trong những hệ thống y tế hàn lâm hàng đầu thế giới.
Phòng khám thẩm mỹ The Pyo cùng phụ nữ Việt gìn giữ nét xuân Làm đẹp

Phòng khám thẩm mỹ The Pyo cùng phụ nữ Việt gìn giữ nét xuân

TTTĐ - Thanh xuân không chỉ là một giai đoạn trong đời - mà là trạng thái của sự rạng rỡ, tự tin và trọn vẹn từ nội tâm đến ngoại hình. Với triết lý tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên, Phòng khám thẩm mỹ The Pyo đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của phụ nữ Việt trong hành trình gìn giữ thanh xuân và nâng tầm diện mạo một cách khoa học, tinh tế và bền vững.
Chuyển đơn tố cáo hot TikToker Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng Tin Y tế

Chuyển đơn tố cáo hot TikToker Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành Phiếu chuyển đơn số 1076/QLD-MP, chuyển đơn tố cáo liên quan đến bà Chu Thanh Huyền, người nổi tiếng trên mạng xã hội, tới Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội để xem xét và xử lý theo thẩm quyền.
Cần huy động thêm nhân lực thi công cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai Tin Y tế

Cần huy động thêm nhân lực thi công cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai

Chiều 17/4, sau khi kiểm tra thực địa tại dự án Cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai tại tỉnh Hà Nam, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng Tin Y tế

21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng

TTTĐ - Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả.
Cấp cứu cho em bé bị bỏ rơi, người tím tái, hạ thân nhiệt Tin Y tế

Cấp cứu cho em bé bị bỏ rơi, người tím tái, hạ thân nhiệt

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã cấp cứu một bé gái bị bỏ rơi tại bụi chuối bên bờ sông, trẻ được phát hiện trong tình trạng người tím tái, bị hạ thân nhiệt.
Chiến dịch tiêm chủng ngừa dịch sởi đợt 2 đạt 96% Tin Y tế

Chiến dịch tiêm chủng ngừa dịch sởi đợt 2 đạt 96%

TTTĐ - Ngày 17/4, theo thông tin của Bộ Y tế, tuần 15 vừa qua (từ 5/4 đến 11/4/2025), cả nước ghi nhận 4.519 trường hợp nghi sởi, giảm 6,3% so với tuần trước (4.822 trường hợp).
Tạo hình dạ dày ống đứng, giảm béo cho cô gái nặng 102kg Tin Y tế

Tạo hình dạ dày ống đứng, giảm béo cho cô gái nặng 102kg

TTTĐ - Dù đã áp dụng nhiều phương pháp giảm cân nhưng bất thành, áp lực tâm lý đè nặng từ việc béo phì tới 102kg khiến cô gái 28 tuổi rơi vào tuyệt vọng, thậm chí có ý nghĩ tự tử.
Đau nhức mắt đi khám mới phát hiện ký sinh trùng "làm tổ" Sức khỏe

Đau nhức mắt đi khám mới phát hiện ký sinh trùng "làm tổ"

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa điều trị một ca bệnh hiếm gặp, các bác sĩ phát hiện ký sinh trùng sống trong mắt khiến bệnh nhân bị đau nhức mắt kéo dài.
Tăng cường triển khai công tác y tế trường học Tin Y tế

Tăng cường triển khai công tác y tế trường học

TTTĐ - Bộ Y tế đã có công văn 2157/BYT-PB 2025 về việc tăng cường triển khai công tác y tế trường học gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Xem thêm