Cấp cứu bệnh nhân bị sốc phản vệ do tự ý truyền dịch
Bệnh nhi 3 tháng tuổi sốc phản vệ do sữa Quảng Ninh: Tập huấn cấp cứu phản vệ sau tiêm vắc xin phòng Covid-19 Sốc phản vệ sau khi uống thuốc đau răng Sốc phản vệ sau khi ăn cá thu |
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vật vã kích thích, không đo được, mạch nhanh tần số dao động 170 - 180 ck/p, spo2 đo 85%, nhịp thở 30 ck/p, kèm theo sốt rất cao nhiệt độ 40 độ C.
Theo người nhà kể do bị sốt 2 ngày nay, bệnh nhân tự ý truyền dịch và tiêm vitamin tổng hợp tại nhà, ngay sau khi tiêm bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng kể trên và triệu chứng xấu đi rất nhanh.
Người dân không nên tự ý truyền dịch tại nhà. Ảnh minh họa |
Với kinh nghiệm và những kiến thức đã được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành Hồi sức cấp cứu, các bác sĩ tại Bệnh viện Thanh Nhàn đã nhận thấy đây là một trường hợp sốc phản vệ nặng với tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh nhân đã được sử dụng đúng phác đồ của Bộ Y tế , tiêm bắp ½ ống Adrenaline, các thuốc chống dị ứng, được theo dõi liên tục với các trang thiết bị hiện đại, nhưng tình trạng bệnh nhân vẫn tiếp tục diễn biến nặng.
Bênh nhân tiếp tục được thở oxy liều cao, lọc máu tại khoa Hồi sức tích cực.. Hiện tại bệnh nhân tình trạng đã ổn định và được theo dõi tích cực tại khoa Hồi sức tích cực.
Theo các bác sĩ, sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe doạ tính mạng người bệnh trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
Sốc phản vệ luôn là tai biến gây hoang mang cho không những bệnh nhân và người nhà mà còn cho cả các y bác sĩ. Bệnh nhân có biểu hiện sức khỏe bất thường hãy đến cơ sở y tế để khám và điều trị đừng tự ý truyền dịch và truyền thuốc tại nhà.