Tag

Chậm giải ngân vốn đầu tư công vì phải trình, báo cáo nhiều cấp

Tin tức 01/11/2024 10:05
aa
TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, hiện nay, một số trình tự, thủ tục còn phải trình, báo cáo qua nhiều cấp, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn và kết quả giải ngân trong kế hoạch đầu tư công hằng năm.
“Cởi trói” cho đầu tư công Thực hiện mọi biện pháp hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Bên cạnh kết quả tích cực, một trong những bất cập, hạn chế trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 là giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với cùng kỳ.

Theo báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2024 của cả nước ước đạt 47,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (51,38%).

Thống kế cho thấy, có 13 bộ, cơ quan Trung ương và 40 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên mức bình quân chung cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn 31 Bộ, cơ quan Trung ương và 23 địa phương có tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dưới mức trung bình chung của cả nước.

Mất thời gian vì phải trình, báo cáo nhiều cấp

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) cho rằng, thời gian qua Luật Đầu tư công 2019 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, việc phân cấp, phân quyền còn chưa triệt để; một số trình tự, thủ tục còn phải trình, báo cáo qua nhiều cấp, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn và kết quả giải ngân trong kế hoạch đầu tư công hằng năm.

Đồng thời, một số nội dung còn chồng chéo, chưa được quy định cụ thể hoặc còn có nhiều cách hiểu đối với cùng một nội dung, gây lúng túng cho các bộ, cơ quan và địa phương trong quá trình triển khai.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công vì phải trình, báo cáo nhiều cấp
Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam)

Đáng chú ý là đã phát sinh những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025: Chất lượng của công tác chuẩn bị đầu tư dự án còn chưa bảo đảm yêu cầu, việc phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án còn mang tính hình thức; việc phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công hằng năm còn chậm và thực hiện nhiều lần.

Bên cạnh đó, việc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài còn nhiều vướng mắc, tỷ lệ giải ngân thấp gây ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch đầu tư công nói chung…

Cùng với đó, đã phát sinh các yêu cầu mới về đa dạng hóa các hình thức, phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư công nhằm tối ưu hóa, tận dụng tối đa năng lực quản lý, nguồn lực của địa phương và các thành phần kinh tế khác, tuy nhiên do liên quan đến nhiều luật khác nhau, nên chưa được sửa đổi để thể chế hóa chung mà chủ yếu đang được quy định tại các nghị quyết thí điểm đặc thù của Quốc hội cho một số dự án, địa phương cụ thể.

Từ những bất cập trên, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, việc nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét Luật Đầu tư công (sửa đổi) nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc phát sinh là rất cần thiết.

Điểm nghẽn lớn nhất là giải phóng mặt bằng

Nêu nguyên nhân tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) cho biết, một trong những vướng mắc khá phổ biến là các công trình công nghiệp hiện nay đang thiếu đất, thiếu vật liệu san lấp.

Do vậy, đại biểu cho rằng đối với các công trình trọng điểm cần nghiên cứu các giải pháp điều chỉnh quy hoạch để nâng công suất khai thác, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thiện thủ tục đầu tư, đấu thầu dự án.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công vì phải trình, báo cáo nhiều cấp
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên)

Đại biểu Trần Quang Minh (đoàn Quảng Bình) cũng cho biết, có một số quy định cụ thể liên quan đến giải phóng mặt bằng, chuyển đổi diện tích đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên… khiến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm. Bởi, để hoàn thiện các thủ tục để chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải qua nhiều giai đoạn, mất nhiều thời gian, thậm chí có những quy định bất hợp lý.

Một số đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, có nhiều vấn đề bất cập liên quan đến giải ngân đầu tư công, nhiều hạng mục công trình phải chuyển hạng mục, chuyển đổi nguồn vốn và xin kéo dài thời hạn; trong khi đó những địa phương cần nguồn vốn lại không được bố trí.

Vì vậy, cần đánh giá lại thể chế, các quy định, trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ dự án, trách nhiệm quản lý của chính quyền các địa phương trong việc tiếp nhận vốn đầu tư công để triển khai giải ngân đúng tiến độ, tránh tình trạng kéo dài thời gian và số chuyển nguồn lớn.

Để đảm bảo mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% kế hoạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2024, một số đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cái bộ, ngành, địa phương có những giải pháp quyết liệt hơn nữa để tháo gỡ những khó khăn, trong đó điểm nghẽn lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

Một số ý kiến nhận định, cùng một hệ thống pháp luật, nhưng thực tế kết quả triển khai giải ngân vốn đầu tư công ở các cơ quan, đơn vị, địa phương là khác nhau, do vậy Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để có giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng này.

Cùng với đó, Chính phủ siết chặt kỷ luật, kỷ cương; có chế tài cụ thể và xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đặc biệt người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư các dự án đầu tư công, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm; kiên quyết loại bỏ những dự án không thật sự cần thiết; ưu tiên bố trí nguồn lực của ngân sách Trung ương thực hiện các công trình kết nối các tỉnh, kết nối vùng, kết nối quốc gia, quốc tế.

Đồng thời, các địa phương chủ động cân đối nguồn lực của địa phương để đầu tư các dự án thuộc phạm vi tỉnh. Bên cạnh đó, cần giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn.

Đọc thêm

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô Tin tức

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô

TTTĐ - Kỳ họp thứ 19 của HĐND TP Hà Nội đã thông qua 15 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao. HĐND TP đề nghị UBND TP, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND TP đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8 Tin tức

Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8

TTTĐ - Từ ngày mai (20/11), đợt 2 của kỳ họp thứ 8 sẽ bắt đầu. Trong đợt này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng.
Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng Tin tức

Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng

TTTĐ - Phân cấp, uỷ quyền tạo được động lực, tính chủ động giải quyết nhiệm vụ, sát với thực tiễn, giảm tầng nấc trung gian, thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết. Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, Luật Thủ đô đã quy định các điều khoản trong giải quyết thủ tục hành chính và trong đầu tư xây dựng. HĐND TP Hà Nội đã cụ thể hoá các quy định, thông qua tại kỳ họp chuyên đề sáng nay (19/11).
Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết Xã hội

Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

TTTĐ - Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Khắc phục bất cập, nâng cao chất lượng quản lý bộ máy Tin tức

Khắc phục bất cập, nâng cao chất lượng quản lý bộ máy

TTTĐ - Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, HĐND TP Hà Nội đã thông qua các nghị quyết về việc thành lập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP. Các nghị quyết cụ thể hoá các quy định tại Luật Thủ đô; nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập về tổ chức, bộ máy; góp phần giảm thiểu thời gian và thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng quản lý tổ chức, bộ máy...
Xem thêm