Tag
Tái chất vấn tại Kỳ họp thứ 12, HĐND TP Hà Nội

Chỉ rõ nguyên nhân việc chậm phê duyệt, triển khai các dự án nước thải, công viên vườn hoa

Tin tức 05/07/2023 11:02
aa
TTTĐ - Nguyên nhân của việc chậm phê duyệt, triển khai các dự án, đặc biệt là các dự án nước thải, dự án công viên vườn hoa... là những nội dung được đại biểu HĐND TP Hà Nội chất vấn các Sở, ngành khi tái tái chất vấn việc thực hiện các cam kết, lời hứa của các thành viên UBND TP và lãnh đạo các cơ quan liên quan sáng nay (5/7).
Quyết liệt rà soát tiến độ các dự án, phát huy hiệu quả vốn đầu tư công Hà Nội phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư 63 dự án đầu tư công Làm rõ địa chỉ, trách nhiệm đối với những vấn đề được đưa ra chất vấn

Chưa phê duyệt 8 dự án thoát nước, xử lý nước thải

Đặt câu hỏi tái chất vấn, đại biểu Vũ Ngọc Anh (Tổ đại biểu quận Bắc Từ Liêm) quan tâm tới các nhóm dự án chậm phê duyệt chủ trương đầu tư, trong đó có 8 dự án thoát nước, thu gom xử lý nước thải chưa được phê duyệt. Đại biểu đề nghị Giám đốc Sở KH&ĐT làm rõ nguyên nhân vì sao chưa phê duyệt 8 dự án này và đơn vị nào phải chịu trách nhiệm?

“Đối với dự án trạm bơm Liên Mạc, đề nghị Phó Chủ tịch UBND TP phụ trách cho biết, tại sao chưa trình phê duyệt các dự án này?”, đại biểu nêu câu hỏi.

Chỉ rõ nguyên nhân việc chậm phê duyệt, triển khai các dự án nước thải, công viên vườn hoa
Đại biểu Vũ Ngọc Anh nêu câu hỏi tái chất vấn

Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Lê Anh Quân cho biết, đối với 60 dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư và 134 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng chưa phê duyệt dự án, tất cả nằm trong kế hoạch 5 năm và đã rà soát điều chỉnh đưa vào đầu tư công mà HĐND TP đã thông qua.

Cụ thể, đối với 60 dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư, tại phiên họp ngày hôm qua đã trình thêm 6 dự án và đến nay còn 54 dự án. Theo chỉ đạo Thành uỷ, TP, Sở sẽ đôn đốc và yêu cầu các dự án này trình HĐND vào kỳ họp cuối năm 2023.

Đối với 134 dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng chưa phê duyệt dự án, Sở đã tham mưu với TP chia các dự án lập chủ đầu tư theo các quận/huyện, Sở, chuyên ngành; Đồng thời đã báo cáo TP và có biểu riêng gửi từng đơn vị. Trong các kỳ giao ban TP, Sở đã tham mưu Chủ tịch UBND TP giao ban với các chủ đầu tư và Sở chuyên ngành có trách nhiệm thẩm định các dự án này. Từ đó, chỉ ra các dự án chậm, muộn để báo cáo TP xem xét đôn đốc trong quá trình thực hiện.

Về 8 dự án thu gom xử lý nước thải, Giám đốc Sở KH&ĐT Lê Anh Quân cho biết, trong quá tình rà soát đầu tư công đã làm việc với Sở Xây dựng, cam kết sẽ trình vào kỳ họp tháng 9 HĐND TP. Nguyên nhân do tính chất dự án và kế hoạch thoát nước có nhiều thay đổi nên ảnh hưởng đến quá trình trình chủ trương đầu tư.

Về dự án Trạm bơm Liên Mạc, Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết, theo cam kết của UBND TP dự kiến trình tháng 7. Quá trình rà soát đã làm việc với Sở NN&PTNT và cùng tư vấn nghe lại quá trình triển khai cũng như những vướng mắc, tháo gỡ khó khăn và cố gắng trình kỳ họp tháng 9.

Chỉ rõ nguyên nhân việc chậm phê duyệt, triển khai các dự án nước thải, công viên vườn hoa
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong trả lời chất vấn

Làm rõ thêm, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, hiện tại, Hà Nội có 8 dự án thoát nước, xử lí nước thải, trong đó có 5 dự án nhóm B và 3 dự án nhóm A. 4 trong số 5 dự án nhóm B đã được trình thẩm định, còn lại dự án Trạm bơm Gia Thượng cần chờ quận Long Biên điều chỉnh vị trí trạm bơm, sau đó sẽ trình ngay đề xuất chủ trương.

Đối với 3 dự án nhóm A, bao gồm Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở, Nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ, và Dự án thoát nước và cải thiện môi trương Long Biên - Gia Lâm, là 3 dự án lớn, do đó cần rà soát kỹ khi lập đề xuất chủ trương để đảm bảo báo cáo tiền khả thi và báo cáo khả thi đồng bộ, tránh tình trạng điều chỉnh nhiều lần. Sau khi hoàn thiện, Sở Xây dựng sẽ trình Sở Kế hoạch và Đầu tư vào tháng 9 để trình HĐND vào kỳ họp cuối năm.

Hoàn thành dự án bơm Yên Nghĩa trong năm 2023

Đặt câu hỏi tới Chủ tịch UBND quận Hà Đông, đại biểu Trịnh Xuân Quang (tổ đại biểu quận Thanh Xuân) đề nghị cho biết, tiến độ dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, đồng thời làm sao tháo gỡ khó khăn cho dự án?

Trả lời vấn đề này, Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà cho biết, đối với Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa - diện tích cần giải phóng mặt bằng (GPMB) sau khi rà soát là 29,15ha, đến nay tổng diện tích quận Hà Đông đã GPMB được 28,45/29,15 ha và đạt hơn 97%. UBND quận Hà Đông đã bàn giao cho chủ đầu tư 26,32ha, đạt hơn 91%.

Về cơ chế chính sách tái định cư, quận Hà Đông đã được TP tháo gỡ và hiện nay quận đang xây dựng có quy trình bổ sung phần GPMB.

Xác định đây là dự án trọng điểm của TP, quận quyết tâm, với phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cố gắng đẩy nhanh và hoàn thành tiến độ GPMB trong năm 2023.

Chỉ rõ nguyên nhân việc chậm phê duyệt, triển khai các dự án nước thải, công viên vườn hoa
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền làm rõ thêm ý kiến đại biểu

Làm rõ thêm, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, cụm Trạm bơm Liên Mạc, TP rất quan tâm để phát triển sản xuất cho người dân. Theo kế hoạch TP sẽ triển khai trong năm 2024. Trước khi chuẩn bị nội dung trình HĐND, UBND TP đã nghe và các ngành đã chuẩn bị xong hồ sơ chuẩn bị đầu tư. Nhưng tiến độ thời gian không kịp báo cáo qua HĐND. Do vậy, UBND TP thống nhất giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở KH&ĐT cùng các đơn vị liên quan rà soát lại hồ sơ chính để xác thẩm định trình với HĐND TP tại kỳ họp gần nhất.

Đối với Trạm bơm Yên Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, Thường trực Thành ủy đã xuống tận nơi kiểm tra và chỉ đạo sát sao. Đến nay có rất nhiều chỉ đạo và tháo gỡ xong hết khó khăn. Quận Hà Đông và Sở Xây dựng đang tập trung đẩy nhanh vấn đề tái định cư.

Đối với các công trình ngầm nổi, phấn đấu đến 9/2023 hoàn thiện. Về tiến độ, sau khi thực hiện xong GPMB thì các đơn vị thi công có mặt bằng đến đâu triển khai đến đó và phấn đấu hoàn thành sớm nhất trong năm 2023.

Về dòng kênh dẫn chuẩn bị cho mùa mưa bão, TP đã chỉ đạo Sở NN&PTNT cho nạo vét toàn bộ phục vụ tiêu, thoát nước; Đồng thời, chuẩn bị sẵn hệ thống máy bơm.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Công viên văn hoá vui chơi giải trí Hà Đông

Đại biểu Hoàng Thị Tú Anh (Tổ đại biểu Phúc Thọ) đề nghị cho biết tiến độ thực hiện các dự án công viên, vườn hoa cây xanh trên địa bàn TP. Đồng thời đề nghị Chủ tịch UBND quận Hà Đông cho biết tiến độ Dự án Công viên vườn hoa vui chơi Hà Đông và phương án đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án?

Chỉ rõ nguyên nhân việc chậm phê duyệt, triển khai các dự án nước thải, công viên vườn hoa
Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà trả lời chất vấn

Trả lời đại biểu, Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà cho biết, Công viên văn hoá vui chơi giải trí Hà Đông đã được HĐND TP đưa vào danh mục các dự án mới cần đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư.

Theo tiến độ thực tế của dự án, ngày 30/9/2021, UBND quận Hà Đông đã có báo cáo số 469 báo cáo Ban Cán sự Đảng TP và UBND TP về tình hình quản lý, khai thác tạm với phần diện tích 52,8ha đã thực hiện xong công tác GPMB.

UBND TP đã ban hành Kế hoạch số 332 ngày 31/12/2021 về việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn TP giai đoạn 2021-2025, trong đó có Công viên văn hóa, vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông được dự kiến xây dựng hoàn thành giai đoạn 2021-2025.

Ngày 14/4/2022, UBND quận đã có báo cáo với TP để xem xét và giao đơn vị thuộc UBND TP tiếp tục nghiên cứu, lập tổng thể quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500. Đồng thời, TP giao UBND quận Hà Đông lập chủ trương đầu tư giai đoạn I và phần mặt bằng 52,8ha. Đối với phần diện tích đã GPMB này, quận Hà Đông đã giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Đông quản lý để chống tái lấn chiếm. Quận cũng đã báo cáo UBND TP và Sở Kế hoạch và Đầu tư cho phép Hà Đông chuẩn bị đầu tư giai đoạn I dự án, gồm hai phân khu là Khu công viên văn hóa, cây xanh diện tích là 13,53 ha, Khu công viên vui chơi giải trí diện tích 23,16 ha và diện tích mặt nước là 16,18 ha.

Vào ngày 23/3/2023, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã có cái báo cáo về đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 khu công viên văn hóa, vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông. Quận đang nghiên cứu xem xét, phê duyệt về quy hoạch 1/500 và trên cơ sở các quy định pháp luật, UBND quận Hà Đông sẽ triển khai các bước đầu tư theo quy định.

Cũng tại phiên chất vấn, tình hình triển khai các dự án Nhà máy điện rác Seraphin tại Sơn Tây, Nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong... cũng được các Sở, đại diện UBND TP làm rõ.

Đọc thêm

Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển Tin tức

Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển

TTTĐ - Chiều 30/6, tại Thủ đô Seoul, bắt đầu chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp rất xúc động với những người bạn Hàn Quốc.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc Tin tức

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc

TTTĐ - Vào lúc 14h30 (giờ địa phương) ngày 30/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân, cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Seongnam ở Thủ đô Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc

TTTĐ - Sáng 30/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.
Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15% Tin tức

Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15%

TTTĐ - Theo tính toán của Ban chỉ đạo cải cách tiền lương, với số tăng lương hưu cộng lại qua các đợt, lần tăng lương này, nếu chỉ tăng 11,5% cũng đã ngang bằng với mức tăng 30% lương cơ sở của cán bộ công chức.
Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán Tin tức

Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán

TTTĐ - Quốc hội đề nghị tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của đất nước; bảo đảm yêu cầu pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.
Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024 Tin tức

Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024

TTTĐ - Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.
Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024 Thời sự

Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024

TTTĐ - Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh Tin tức

Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại Tin tức

Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại

TTTĐ - Chúng ta phải hỗ trợ Thủ đô hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị và mở rộng không gian phía Nam, phía Bắc sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung tâm, để Hà Nội trở thành nơi đáng đến và đã đến thì phải trở lại…
Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá Tin tức

Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá

TTTĐ - Với rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta vừa phải làm rất là linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật đã trao cùng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Xem thêm