Chi tiết các khoản thu phụ huynh Hà Nội cần lưu ý
Thấu hiểu, sẻ chia với phụ huynh Phụ huynh ăn trưa cùng trẻ - mô hình hay, hiệu quả bất ngờ |
Những khoản nhà trường được phép thu
Danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao) được thực hiện theo Nghị quyết số 03 ngày 29/3/2023 của Hội đồng Nhân dân thành phố.
Cô và trò trường TH Văn Khê quận Hà Đông, TP Hà Nội chào đón năm học mới 2024 - 2025 |
Trong quy định, những khoản nhà trường được phép thu đối với dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục gồm có: Dịch vụ phục vụ bán trú; dịch vụ học 2 buổi/ ngày ( đối với học sinh Trung học cơ sở); dịch vụ nước uống học sinh; dịch vụ giáo dục ngoài giờ (chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục ngoài giờ chính khoá theo quy định của pháp luật); dịch vụ đưa đón trẻ, học sinh; dịch vụ tiền ở của học sinh nội trú tại một số trường ó khu nội trú (không bao gồm Trường Phổ thông dân tộc Nội trú).
Tự chủ nhưng phải đúng pháp luật
Đối tượng áp dụng của nghị quyết là trẻ em mầm non và học sinh phổ thông đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao); học viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông của thành phố; các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao); cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên của thành phố.
Theo Nghị quyết số 03, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao) của thành phố được tự chủ quyết định các khoản chi để cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, phải tổ chức công tác kế toán theo đúng quy định của pháp luật về kế toán; mở sổ sách kế toán sử dụng quản lý chứng từ tổ chức hạch toán, theo dõi riêng bảo đảm ghi nhận đầy đủ, chính xác doanh thu và phân bổ đầy đủ, chính xác chi phí đối với từng hoạt động.
Công khai, minh bạch là yếu tố then chốt
Các nhà trường phải đăng ký, kê khai, nộp đủ thuế theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo tài chính đúng, kịp thời với các cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan có liên quan theo quy định.
Trường hợp dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục có chênh lệch thu nhỏ hơn chi, đơn vị phải tính toán bù đắp khoản thiếu hụt bằng các nguồn kinh phí hợp pháp của đơn vị, ngân sách nhà nước không cấp bù.
Học sinh trường TH Tam Khương, quận Đống Đa, TP Hà Nội |
Các cơ sở giáo dục xây dựng dự toán chi phí để xác định mức thu cụ thể, phải được thỏa thuận bằng văn bản với cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện, có sự thống nhất của ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên (ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý) trước khi ban hành, bảo đảm không vượt mức trần quy định.
Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thu các khoản dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục để quản lý, sử dụng theo quy định; trả chứng từ thu tiền cho người học theo chế độ quy định; có chế độ miễn, giảm phù hợp đối với học sinh thuộc diện chính sách hoặc có hoàn cảnh khó khăn.
Giờ học ngoại khóa của các em học sinh trường TH Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội |
Nghị định cũng nêu rõ, Uỷ ban Nhân dân thành phố cùng các Sở, ban ngành có liên quan cần giám sát đảm bảo không xảy ra việc lạm thu, thu không đúng quy định của các cơ sở giáo dục công lập; công tác thu chi, tài chính phải công khai, minh bạch và sử dụng đúng mục đích; tích cực tuyên truyền tới các tầng lớp Nhân dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn hiểu và đồng thuận.
Để các khoản thu không còn là vấn đề đáng lo lắng Việc tổ chức thu các khoản thu bảo đảm minh bạch, đúng quy định là đã được Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội quyết liệt triển khai tới các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Dựa trên cơ sở, Nghị quyết số 03 ngày 4/7/2023 của Hội đồng Nhân dân thành phố, mỗi đơn vị phải bảo đảm nguyên tắc thu đủ, chi đủ, đúng mục đích, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập. Mức thu căn cứ trên cơ sở dự toán chi phí, nội dung chi, phải được thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện, có sự thống nhất của ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên trước khi ban hành. |
Bên cạnh đó, các thành viên Ban Đại diện cha mẹ học sinh phải được tập huấn để nâng cao năng lực hoạt động. Phụ huynh cũng cần phải tìm hiểu kỹ các quy định và dũng cảm đấu tranh với những yêu cầu bất hợp lý để có thể hạn chế được thấp nhất tình trạng lạm thu.