eMag azine
10/09/2024 07:00
“Chìa khoá” xây dựng Hà Nội trở thành “thành phố đáng sống”

10/09/2024 07:00

LTS: Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn "có" hay "không" mà đây là việc phải làm để bắt kịp với xu thế phát triển nhanh chóng của công nghệ. Ở nước ta, chuyển đổi số là mục tiêu được Đảng và Nhà nước xác định từ rất sớm. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong nhiệm kỳ đại hội là: “Thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

chìa khóa

ha-noi

LTS: Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn "có" hay "không" mà đây là việc phải làm để bắt kịp với xu thế phát triển nhanh chóng của công nghệ. Ở nước ta, chuyển đổi số là mục tiêu được Đảng và Nhà nước xác định từ rất sớm. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong nhiệm kỳ đại hội là: “Thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế”.

Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực hiện Nghị quyết này, thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và bước đầu có nhiều sự biến chuyển tích cực với những hiệu quả rõ ràng.

Chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về chuyển đổi số đã được đề ra từ rất sớm. Từ đó, chính phủ số đã có được những bước tiến rất lớn mà điển hình là đột phá về cung cấp các dịch vụ công. Cổng dịch vụ công quốc gia đã vận hành rất hiệu quả; tiếp đó là đã tổ chức được các khối dữ liệu lớn của các ngành và liên thông dữ liệu với nhau. Đó là những tiền đề rất tốt để phục vụ mọi nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Với Hà Nội, chuyển đổi số cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Hà Nội sau 70 năm kể từ ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khoác lên mình một diện mạo mới. Trong thành quả đó không thể không nhắc tới vai trò của chuyển đổi số và trước mắt, thành phố vẫn còn rất nhiều việc phải nỗ lực.

ha-noi
Các đại biểu thực hiện nghi thức phát động triển khai thí điểm các mô hình chuyển đổi số thành phố và “Phường chuyển đổi số” trên địa bàn quận Long Biên

Những đột phá về chính phủ số đã góp phần tạo ra đột phá về nền tảng số để phục vụ các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số; hay nói cách khác là đột phá để giúp kinh tế số phát triển. Có thể phân kinh tế số thành nhiều lớp. Đầu tiên phải có hạ tầng số tức là hạ tầng viễn thông, băng thông, đường truyền… do các doanh nghiệp như VNPT, Viettel, FPT… cung cấp. Mặc dù đi sau nhiều nước nhưng đến nay hạ tầng số của Việt Nam không hề thua kém. Đó là huyết mạch của kinh tế số với giá cước rẻ cùng tỷ lệ người dùng Internet chiếm tới 70% dân số.

Kinh tế số đi theo các ngành để cung cấp dịch vụ dựa trên hạ tầng số. Mảng này về cơ bản ở nhiều nơi mới chỉ là bắt đầu. Mục tiêu là các dịch vụ cung cấp trên hạ tầng số phải trở thành dịch vụ thông dụng, phổ thông để người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng. Trong đó, một số ngành phát triển rất tốt mà điển hình là thương mại điện tử.

ha-noi

Từ cuối nhiệm kỳ 2015 - 2020, Hà Nội đã quán triệt sâu sắc tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về tầm quan trọng của chuyển đổi số. Với kim chỉ Nam chung trong Đảng là Nghị quyết số 52-NQ/TƯ, đối với Hà Nội, Uỷ viên Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo cho biết, công cuộc chuyển đổi số còn được nhấn mạnh trong Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về "Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" với yêu cầu phải tăng cường "chuyển đổi số" tạo động lực mới cho Thủ đô phát triển mọi mặt, thực sự văn minh, hiện đại. Cụ thể hóa các chỉ đạo của Trung ương, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

ha-noi

Theo Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội Cù Ngọc Trang, công cuộc chuyển đổi số được UBND thành phố Hà Nội được thực hiện với mục tiêu xuyên suốt "lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá hiệu quả của các cấp chính quyền", phương thức thực hiện được xác định "hành động, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới. Thành phố xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan hành chính nhà nước; khai thác, sử dụng dữ liệu" để phục vụ tốt hơn người dân, và doanh nghiệp, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho người dân và doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong những khó khăn của dịch bệnh COVID-19 những năm đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, với những thuận lợi lớn về cơ chế chính sách, hạ tầng, nguồn nhân lực, chuyển đổi số đã trở thành động lực mạnh mẽ để Hà Nội chuyển mình và hướng tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trên cơ sở đó, thành phố đã kiện toàn, hợp nhất các Ban Chỉ đạo thành Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội; ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ đạo bảo đảm công tác chỉ đạo thống nhất, tổng thể, thể hiện rõ trách nhiệm của từng ngành trong thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 của thành phố.

Từ sự "chuyển đổi" của chính quyền thành phố đã có tác động lớn đến các cấp chính quyền địa phương trong công cuộc chuyển đổi số. Trong đó, 3.064 thôn, tổ dân phố tại 18/30 quận, huyện đã thành lập Tổ Công nghệ số cộng động tại các khu phố, thôn, tổ dân phố với khoảng 23.726 thành viên.

Tổ Công nghệ số cộng đồng tuyên truyền chủ trương, chính sách, lợi ích về chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp và các hộ gia đình; hướng dẫn kỹ năng số cần thiết cho người dân, doanh nghiệp và hộ gia đình để các chủ thể nêu trên có thể chủ động, tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

ha-noi
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải cùng các đại biểu tham quan mô hình chuyển đổi số tại bộ phận “một cửa” UBND quận Long Biên

Bên cạnh hoàn thiện thể chế, tổ chức, thành phố cũng nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn thành phố về một số chủ trương, chính sách chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan. Đây cũng là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, thành phố đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về những khái niệm xã hội số, công dân số, văn hóa số... chuẩn bị những kiến thức cần thiết, các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức của con người trong môi trường số.

ha-noi
ha-noi
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng, về phát triển hạ tầng số, trong những năm qua, hệ thống internet băng rộng cáp quang đã được triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn, trên địa bàn thành phố. Thành phố cũng hoàn thành việc kết nối mạng diện rộng (WAN) kết nối từ UBND thành phố đến các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và đến 579/579 xã, phường, thị trấn phục vụ công tác giao ban trực tuyến cùa thành phố (đạt 100%). Đến nay, Hà Nội đã được Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin (Ban cơ yếu Chính phủ) cấp 7.845 chữ ký chuyên dùng Chính phủ cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc thành phố; triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin và hệ thống thiết bị phòng chống tấn công có chủ đích tại Trung tâm dữ liệu của thành phố.

Đối với dữ liệu số, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong các ngành, lĩnh vực: giao thông - vận tải, xây dựng, nông nghiệp, đầu tư, tài chính.... được thành phố Hà Nội giao các Sở, ngành triển khai theo hướng tập trung, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ, chia sẻ, khai thác thông tin theo quy định; điển hình là ứng dụng dữ liệu số trong các lĩnh vực quản lý đất đai, giáo dục đào tạo, y tế…

Các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện về phát triển kinh tế số và xã hội số đã được UBND Thành phố chỉ đạo tại Kế hoạch về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đến nay, một số chỉ tiêu giai đoạn 2021-2025 đã hoàn thành, gồm: 100 xã, phường, thị trấn đã có hạ tầng cáp quang. Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến hộ gia đình đạt tỷ lệ 93,15%; Số thuê bao di động là băng rộng đạt tỷ lệ 121%. Số thuê bao băng rộng cố định trên 100 dân đạt tỷ lệ 27,3%. Tỷ lệ hộ gia đình có sử dụng ít nhất 1 điện thoại thông minh đạt 122,7%. Tỷ lệ thuê bao di động sử dụng Smartphone trên tổng số thuê bao điện thoại đi động đạt 81,7%.

Song song với đó, thành phố đã thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt khi 40% giao dịch thương mại trên địa bàn thành phố đã không sử dụng tiền mặt trong năm 2023.

Thực hiện Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, đến nay thành phố có 1 Khu công nghệ cao sinh học đang lập đồ án quy hoạch, 1 khu Công nghệ thông tin tập trung đang hoạt động, 1 khu Công nghệ thông tin tập trung đang xây dựng, 1 khu Công nghệ thông tin tập trung đang làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương lựa chọn nhà đầu tư và chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Thành phố cũng đang tổ chức tổng kết, đánh giá, nghiên cứu, đề xuất phát triển Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo thành phố Hà Nội.

ha-noi
Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, xây dựng Chính quyền số và thành phố thông minh trên địa bàn, đơn vị quản lý; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được thành phố giao, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu số, quy trình số; phát triển nền tảng, hệ thống số; phát triển ứng dụng, dịch vụ số, thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thiện, kết nối liên thông, đồng bộ hệ thống dịch vụ công trực tuyến…

Với quy mô của Thủ đô 10 triệu dân thì chuyển đổi số là câu chuyện không hề đơn giản. Tuy nhiên, với quyết tâm chính trị, sự vào cuộc của chính quyền thành phố, sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp…, chắc chắn Hà Nội sẽ tiếp tục có những chuyển biến tích cực trong thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số thời gian tới, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

(Còn nữa)

ha-noi

Minh Quang - Nguyễn Anh

Bài viết liên quan:

Bài 2: iHanoi – Giải pháp mang tư duy và tầm nhìn đột phá
ha-noi

Nguyễn Anh