Tag

Chuyên gia khuyến cáo cho bệnh nhân thận giai đoạn cuối trong dịch Covid-19

Sức khỏe 22/03/2021 15:26
aa
TTTĐ - TS.BS Nguyễn Hữu Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết nhóm bệnh nhân thận mạn giai đoạn cuối có nhiều bệnh nền, giả sử bị nhiễm Covid-19 thì nguy cơ tiến triển nặng và tử vong rất cao.
Sáng 22/3, không có ca mắc mới Covid-19 Thêm 1.530 người được tiêm chủng vắc xin Covid-19 trong ngày 21/3/2021 24h Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 Quảng Ninh: Tạm dừng các chốt kiểm soát dịch Covid-19 khi ra vào tỉnh

Hướng dẫn “Quản lý, điều trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối trong dịch Covid-19” vừa được Bộ Y tế ban hành có mục tiêu bảo đảm an toàn và hiệu quả điều trị cho người bệnh lọc máu trong đại dịch Covid-19, đồng thời hướng dẫn các nhân viên y tế thực hiện công tác phòng, chống Covid-19 và điều trị, quản lý người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối tại các cơ sở y tế.

TS.BS Nguyễn Hữu Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Trong thời gian phòng và chống dịch Covid-19, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh luôn bám sát, chỉ đạo, hướng dẫn về các phương pháp, cách thức phòng chống dịch đến toàn dân. Các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh luôn tuân thủ điều này.

Về hướng dẫn quản lý, điều trị bệnh nhân bệnh thận mãn giai đoạn cuối trong dịch Covid-19 của Bộ y tế, đây là một hướng dẫn dành riêng cho nhóm bệnh nhân thận mạn giai đoạn cuối".

Lý giải rõ hơn tại sao lại đưa ra hướng dẫn này, bác sĩ Dũng chia sẻ: "Đây là nhóm bệnh nhân đặc biệt. Thứ nhất, nhóm bệnh nhân này có rất nhiều bệnh nền, giả sử bệnh nhân nhiễm Covid-19 thì nguy cơ tiến triển nặng và tử vong rất cao. Thứ hai, đây là nhóm bệnh nhân có khả năng miễn dịch kém, bệnh nhân phải đến bệnh viện nhiều lần trong tháng và tiếp xúc với nhiều người nên nguy cơ phơi nhiễm rất cao. Thứ ba, để tổ chức điều trị cho bệnh nhân thận nhân tạo rất khó khăn. Chính vì vậy, Bộ y tế đã ra một hướng dẫn dành riêng cho nhóm bệnh nhân này. Đây là một hướng dẫn tập hợp rất nhiều guiline, hướng dẫn trên thế giới và những kinh nghiệm của các lần chống dịch Covid-19 tại Việt Nam",

Hướng dẫn có 3 vấn đề chính là: Khuyến nghị cho bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối, đặc biệt là những bệnh nhân lọc máu (gồm chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng); Công tác tổ chức khám, điều trị của nhân viên y tế đối với nhóm bệnh nhân này; Quản lý tốt nhất nhóm bệnh nhân lọc máu, đặc biệt là nhóm bệnh nhân thận nhân tạo.

Nội dung chính của hướng dẫn này là vấn đề cách ly, làm sao cách ly tốt nhất, hướng dẫn bệnh nhân tự cách ly, các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn, các biện pháp phòng chống lây lan và hướng dẫn cho nhân viên y tế các biện pháp để phòng tránh lây nhiễm chéo.

Chăm sóc cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo.
Chăm sóc cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Để làm được điều này, trước hết người bệnh phải hiểu được cách thức lây truyền của dịch bệnh Covid-19. Họ cũng phải hiểu rõ tại sao nhóm bệnh nhân thận mạn giai đoạn cuối phải đặc biệt chú ý, hạn chế tiếp xúc, phòng tránh lây nhiễm.

Bệnh nhân phải tuân thủ cách ly ở nhà như thế nào? Trên đường đến bệnh viện như thế nào? Khi đến đơn vị lọc máu phải làm gì và khi về phải làm gì? Trong những ngày bệnh nhân không đi lọc máu có diễn biến gì đặc biệt thì phải liên hệ với cơ sở y tế và bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời, tránh tối đa đi lại đơn vị lọc máu khi không có hướng dẫn cụ thể.

Tóm lại, bệnh nhân cần hạn chế tiếp xúc tối đa; Tránh đi ra ngoài đường, tránh tụ tập đông người, nên sử dụng phương tiện cá nhân khi đi lọc máu, tránh sử dụng phương tiện công cộng như xe bus, taxi.

Khi đến lọc máu thì nên đến thẳng Bệnh viện, phải sát trùng tay, đeo khẩu trang, kiểm tra nhiệt độ, khai báo y tế.

Khi lọc máu phải tuân thủ các qui định của bệnh viện: tránh đi lại, ăn uống trong thời gian chờ lọc máu… Kết thúc lọc máu, bệnh nhân về nhà thay quần áo, tắm rửa và nên hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Hướng dẫn điều trị quản lý bệnh thận mạn giai đoạn cuối trong dịch Covid-19 đề cập tới việc ưu tiên lọc màng bụng tại nhà để người bệnh có thể được điều trị, duy trì cuộc sống và an toàn hơn trong việc đối phó với đại dịch.

Cụ thể, TS.BS Nguyễn Hữu Dũng cho biết: "Hiện nay, những bệnh nhân bệnh thận mãn giai đoạn cuối, bắt buộc phải điều trị thay thế thận có 3 phương pháp: ghép thận, lọc màng bụng và thận nhân tạo. Ưu điểm của lọc màng bụng là bệnh nhân không cần đến bệnh viện nhiều lần trong tháng như thận nhân tạo.

Hàng tháng, bệnh nhân chỉ phải đến viện 1 lần để bác sĩ khám, điều chỉnh các chỉ định để phù hợp với tình trạng của bệnh. Các việc thay dịch, uống thuốc… bệnh nhân đều có thể tự làm tại nhà. Như vậy, nếu không may có dịch thì tất cả những bệnh nhân này được cách ly tại nhà, một tháng họ chỉ phải đến viện một lần thôi nên việc giãn cách xã hội rất tốt".

Tuy nhiên việc chọn phương pháp điều trị nào, lọc màng bụng? Thận nhân tạo hay ghép thận thì bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh của bệnh nhân: Phù hợp với hoàn cảnh địa phương, hoàn cảnh kinh tế và tình trạng bệnh tật để làm sao bệnh nhân có cuộc sống tốt nhất với chính phương pháp mình lựa chọn và phương pháp bác sĩ đã tư vấn.

Việt Nam đã bắt đầu triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho người dân từ ngày 8/3/2021. Tuy nhiên, hiện nay vắc xin đang được phân bổ theo qui định của Bộ y tế, sẽ ưu tiên các đối tượng trực tiếp điều trị, chăm sóc, sàng lọc bệnh nhân Covid-19 trước, sau đó sẽ đến các đối tượng khác. Trên thế giới đã có hướng dẫn ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 cho bệnh nhân thận nhân tạo.

Bác sĩ Dũng khuyến cáo: "Khi tiêm vắc xin cho đối tượng này là cũng giống như các vắc xin khác, bệnh nhân thận nhân tạo là đối tượng có đáp ứng miễn dịch kém hơn người bình thường nên liều tiêm có thể phải thay đổi tăng lên và khoảng cách cũng phải gần hơn.

Khi tiêm vắc xin cũng phải theo chỉ định của bác sĩ điều trị về thời điểm tiêm, liều lượng, khoảng cách thời gian; theo dõi sức khỏe chặt chẽ trước, trong và sau khi tiêm, kịp thời báo cho bác sĩ những diễn biến khác thường để có thể xử trí kịp thời các biến chứng".

Đọc thêm

Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học

TTTĐ - Các quán hàng, gánh hàng rong tự phát xung quanh cổng trường tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của học sinh.
Chăm sóc răng miệng miễn phí cho gần 500 học sinh Tin Y tế

Chăm sóc răng miệng miễn phí cho gần 500 học sinh

TTTĐ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba đã phối hợp Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng và trường Tiểu học Tân Lập B tổ chức Trung tâm Y tế huyện Đan Phượng và trường Tiểu học Tân Lập B tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe răng miệng miễn phí cho gần 500 học sinh.
Đình chỉ hoạt động của 2 cơ sở hành nghề y, dược Đường dây nóng

Đình chỉ hoạt động của 2 cơ sở hành nghề y, dược

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 11 cơ sở hành nghề y, dược với số tiền gần 346 triệu đồng, trong đó có đình chỉ hoạt động của 2 đơn vị trong thời gian 3 tháng.
Bộ Y tế tiếp nhận 3 tấn Cloramin B khắc phục hậu quả mưa lũ Tin Y tế

Bộ Y tế tiếp nhận 3 tấn Cloramin B khắc phục hậu quả mưa lũ

TTTĐ - Bộ Y tế đã tiếp nhận 3 tấn Cloramin B để phục vụ công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh khắc phục hậu quả mưa lũ.
Quận Ba Đình diễn tập xử lý ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Ba Đình diễn tập xử lý ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc

TTTĐ - Sáng 25/9, UBND quận Ba Đình, Hà Nội, tổ chức diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc.
Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Bạn đọc

Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành 2 văn bản thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Bệnh viện Phương Đông phẫu thuật u loạn mầm buồng trứng hiếm gặp cho bệnh nhân 26 tuổi Tin Y tế

Bệnh viện Phương Đông phẫu thuật u loạn mầm buồng trứng hiếm gặp cho bệnh nhân 26 tuổi

TTTĐ - Một ekip bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông vừa phẫu thuật thành công khối u buồng trứng thể u loạn mầm hiếm gặp cho bệnh nhân 26 tuổi, khối u kích thước lớn tới 12cm, đã xâm lấn nhiều bộ phận khác.
Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới Tin Y tế

Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới

TTTĐ - Các chuyên gia quốc tế đã đồng loạt cảnh báo về “đại dịch” thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng…), đồng thời nhấn mạnh Việt Nam cần nhanh chóng định hình một chiến lược đối phó toàn diện càng sớm càng tốt.
Quan tâm chế độ dinh dưỡng cho học sinh tiểu học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quan tâm chế độ dinh dưỡng cho học sinh tiểu học

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế quận Đống Đa (Hà Nội) tổ chức truyền thông, tư vấn dinh dưỡng cho các em học sinh, phụ huynh, người chăm sóc bữa ăn chính cho gia đình tại trường Tiểu học La Thành.
Phòng chống thừa cân, béo phì trẻ em tại các trường tiểu học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phòng chống thừa cân, béo phì trẻ em tại các trường tiểu học

TTTĐ - Đoàn công tác Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội do Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Kiều Anh làm trưởng đoàn đã làm việc với Trường tiểu học Lê Lợi (quận Hà Đông) về triển khai thực hiện các hoạt động mô hình can thiệp phòng chống thừa cân béo phì ở học sinh tại trường tiểu học.
Xem thêm