Có gì bên trong hầm chỉ huy bí mật T1 trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không"?
![]() |
Tổng Tham mưu phó và các đồng chí ở Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân trình bày kế hoạch bảo vệ vùng trời Hà Nội với Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại hầm T1
Hầm T1 được xây dựng vào cuối năm 1964, đầu năm 1965 do Trung đoàn 259 (Cục Công binh) thiết kế và thi công. Trên mặt đất, lối đi vào hầm như một hành lang bình thường khu nhà trong Hoàng Thành Thăng Long.
Phòng giao ban tại hầm chỉ huy T1
Hầm được thiết kế chia thành 3 phòng, tổng diện tích 64m2, được đúc bằng bê tông cốt thép nguyên khối. Nóc hầm nhô lên khỏi mặt đất 1,5m và chia thành ba lớp, giữa được đổ cát dày nửa mét. Hầm có thể chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa không đối đất, trụ được qua một vụ tấn công nguyên tử, vũ khí hóa học, vi trùng.
Đầu tiên là phòng giao ban tác chiến rộng 20m2, là nơi làm việc của trực ban trưởng, có nhiệm vụ tổng hợp tình hình mới nhất của các Bộ, nhận mệnh lệnh và báo cáo tình hình lên cấp trên.
![]() |
Cạnh đó là phòng trực ban tác chiến rộng 43m2 là nơi làm việc liên tục 24/24 của kíp trực ban tác chiến do Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm, có nhiệm vụ: Trực tiếp trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người gọi, hỏi; Theo dõi tình hình bảo vệ miền Bắc (trên bộ, trên biển, trên không) và chiến sự trên các chiến trường Đông Dương (B-Miền Nam; C-Lào; K-Campuchia).
![]() |
Chiếc điện thoại số 1, trực tuyến để trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người gọi.
Kíp trực cũng có trách nhiệm đề xuất với Bộ Tổng Tham mưu các phương án tác chiến nhằm đối phó kịp thời, chủ động giành thắng lợi trên chiến trường; Tổng hợp tình hình mỗi ngày, mỗi tuần báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và Tổng Tham mưu trưởng trong cuộc họp giao ban mỗi sáng. Đối với Thủ đô Hà Nội, kíp trực phải báo động phòng không nhân dân kịp thời, chính xác; thông báo diễn biến chiến sự cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Hồ Chủ Tịch và báo cáo nhanh kết quả chiến đấu của quân dân cũng như thiệt hại do địch gây ra ở miền Bắc, ở Hà Nội.
Phòng đặt trang thiết bị động cơ
Căn phòng cuối cùng trong hầm là phòng đặt trang thiết bị, động cơ rộng 10m2, gần cửa hầm ở hướng Nam. Đây là nơi vận hành các hệ thống thông hơi, lọc độc, làm mát, điện đàm... đảm bảo kỹ thuật cho 28 máy điện thoại trong hầm liên lạc thông suốt và kíp trực ban (khoảng 10 người) sinh hoạt suốt ngày đêm.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xem xét nhiều nghị quyết triển khai, thi hành Luật Thủ đô

Phát triển mạnh mẽ mối quan hệ Hà Nội - Quảng Châu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá nhân lực bộ máy mới

Tinh thần cầu thị vì mục tiêu "chính quyền gần dân"

Đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực hưởng ứng Giải Búa liềm vàng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành...

TP Hồ Chí Minh trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo 10 cơ quan báo chí

Phát động phong trào thi đua đặc biệt bảo đảm ANTT dịp Quốc khánh
