Tag

Đại biểu Quốc hội băn khoăn UBND cấp xã được ký thỏa thuận quốc tế

Tin tức 22/10/2020 21:03
aa
TTTĐ - Trong phiên họp chiều 22/10, Quốc hội nghe Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Thỏa thuận quốc tế và thảo luận về dự luật này.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện cam kết, thỏa thuận quốc tế

Nêu ý kiến về nội dung này, đại biểu Điểu Huỳnh Sang (đoàn Bình Phước) cho rằng, cần cân nhắc quy định bên ký kết Việt Nam là đơn vị chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và UBND cấp xã thuộc khu vực biên giới.

Bởi việc ký kết thỏa thuận quốc tế là vấn đề nhạy cảm, không phải cơ quan, tổ chức nào cũng có đủ năng lực để ký kết thỏa thuận. Trong khi, cán bộ phụ trách pháp chế tại các cơ quan ở khu vực biên giới đều kiêm nhiệm, năng lực trình độ còn hạn chế nên không phù hợp và khó khả thi.

“Bên cạnh đó, các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương không quy định nhiệm vụ, quyền hạn UBND cấp huyện và UBND cấp xã trong việc ký kết thỏa thuận quốc tế nên không thống nhất với pháp luật hiện hành”, đại biểu Điểu Huỳnh Sang nói.

Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (đoàn Hà Nội) phát biểu tại phiên thảo luận
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (đoàn Hà Nội) phát biểu tại phiên thảo luận

Tuy nhiên, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang) cho rằng, để bảo đảm tính khả thi cần quy định rõ hơn điều kiện, tiêu chuẩn nhân lực thực hiện nhiệm vụ ký kết thỏa thuận quốc tế cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để có cơ sở bố trí, đào tạo nhân sự.

Đại biểu Tô Ái Vang (đoàn Sóc Trăng) cho rằng, nếu giao cho UBND cấp huyện, UBND cấp xã ký kết thỏa thuận thì phải được hướng dẫn cụ thể trong văn bản dưới luật nhằm tránh việc áp dụng lạm dụng đại trà trong việc ký kết thỏa thuận quốc tế vì công tác đối ngoại luôn tiềm ẩn yếu tố nhạy cảm, phức tạp về chính trị, quốc phòng - an ninh.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đóng góp ý kiến vào một số vấn đề liên quan đến nguyên tắc ký kết thỏa thuận, đối tượng áp dụng, ngôn ngữ sử dụng trong văn bản thỏa thuận…

Đại biểu Nguyễn Kim Tuyến (đoàn Tiền Giang) đề nghị bổ sung chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế cho các cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức phi chính phủ vào đối tượng áp dụng của Luật. Thời gian qua, các chủ thể nói trên đã tham gia ký kết các thỏa thuận quốc tế rất hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích thiết thực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm

Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (đoàn Hà Nội) cho rằng, dự thảo luật đã quy định thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt nhưng lại quy định trừ trường hợp có sự thỏa thuận giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Trong trường hợp bên ký kết là cấp huyện, cấp xã thỏa thuận ký ngôn ngữ khác thì sẽ phủ nhận quy định phải có văn bản bằng tiếng Việt, do đó đại biểu đề nghị sửa lại quy định này cho phù hợp.

Tại phiên thảo luận, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã phát biểu và làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm.

Trong đó, đồng chí Phạm Bình Minh nêu thực tế trong thời gian qua, trên cả nước đã có 874 văn bản thỏa thuận quốc tế được UBND cấp huyện ký kết, 157 văn bản UBND cấp xã ký kết thỏa thuận quốc tế, từ đó có thể thấy việc giao UBND cấp huyện, UBND cấp xã ký kết thỏa thuận quốc tế xuất phát từ thực tiễn và bảo đảm hiệu quả.

“Dự thảo đã giới hạn phạm vi thỏa thuận quốc tế UBND cấp xã được ký kết và thỏa thuận này phải được UBND cấp tỉnh quyết định, cho phép… phù hợp với chủ trương, quy định của pháp luật”, Phó Thủ tướng Chính phủ nói.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, phiên thảo luận đã có 14 đại biểu phát biểu ý kiến, về cơ bản đồng tình với những nội dung của dự thảo Luật. Sau phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan soạn thảo, thẩm tra phối hợp nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thành dự thảo Luật, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.

Đọc thêm

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô Tin tức

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô

TTTĐ - Kỳ họp thứ 19 của HĐND TP Hà Nội đã thông qua 15 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao. HĐND TP đề nghị UBND TP, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND TP đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
Xem thêm