Tag

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tiến độ Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Tin tức 06/01/2022 20:14
aa
TTTĐ - Thời gian thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 còn 4 năm nhưng 10/12 dự án thành phần có tổng mức trên 10.000 tỷ đồng - đồng nghĩa thủ tục phải qua nhiều bước thẩm định, tốn nhiều thời gian; Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn...
Đầu tư thêm 729km tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông kết nối các trung tâm kinh tế Chính phủ quyết cơ chế đặc thù gỡ vướng nguồn vật liệu xây dựng cao tốc Bắc-Nam Đẩy nhanh tiến độ GPMB, xử lý vướng mắc trong thực hiện cao tốc Bắc – Nam phía Đông

Chiều 6/1, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội thảo luận tổ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Chấm dứt tình trạng “bán thầu”

Thảo luận tại tổ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ ủng hộ chủ trương đầu tư dự án bằng ngân sách Nhà nước để sớm triển khai hoàn thành toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam từ tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Cà Mau; Tập trung vào các dự án chưa triển khai và thúc đẩy các dự án đang triển khai.

Để làm tốt những dự án đang và sắp triển khai, Chủ tịch nước đề nghị cần làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư như quy hoạch, thiết kế… đi liền với công tác giải phóng mặt bằng, trong đó, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân trong khu vực giải tỏa, mà trước hết phải tổ chức tốt nơi tái định cư cho người dân.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại tổ
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại tổ

Nhấn mạnh việc chống thất thoát, lãng phí trong thực hiện các dự án, Chủ tịch nước cho rằng, các đơn vị thi công thực hiện dự án phải đáp ứng đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm, thiết bị thi công; Song song với phải chấm dứt tình trạng “bán thầu”, bởi nhiều đơn vị nhờ quan hệ nên nhận được gói thầu, sau đó bán thầu cho đơn vị khác, dẫn đến chất lượng công trình bị ảnh hưởng.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về những vấn đề này để đẩy nhanh tiến độ, khớp nối các dự án thành phần… Quá trình đấu thầu phải lựa chọn đơn vị tốt nhất, tránh tình trạng thất thoát có thể xảy ra thông qua việc chỉ định thầu.

“Việc làm cao tốc Bắc - Nam, kể cả những đoạn đang dở dang, đặc biệt là 746km còn lại là yêu cầu cần thiết cho phát triển đất nước, mong rằng Quốc hội sẽ thông qua với các cơ chế giám sát của Quốc hội một cách cụ thể. Chúng ta tạo điều kiện để có sự chủ động nhưng đồng thời phải tăng cường giám sát để chống thất thoát, lãng phí, bảo đảm chất lượng công trình”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Đại biểu Đinh Ngọc Minh (đoàn Cà Mau) cho rằng, những vấn đề lùm xùm liên quan đến đường cao tốc thời gian qua đều liên quan đến chất lượng. Cọc ruột tre, sụt lún, xuống cấp nhanh... do thiết kế, thi công hay giám sát nể nang lẫn nhau? Đây là vấn đề lớn nhưng dự thảo nghị quyết và tờ trình không thấy nói.

“Ít nhất phải có một câu, một điều về chất lượng đường, quy định quy chuẩn đường vào phụ lục để sau này Quốc hội còn giám sát”, đại biểu đề xuất.

Trong khi đó, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, cần làm rõ hồ sơ chi tiết, cơ sở nào để đưa ra sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 146.990 tỷ đồng, mức tăng đột biến so với các dự án khác.

Về nguồn vốn và giải ngân vốn, Chính phủ dự kiến phần vốn nhà nước bổ sung 72.497 tỷ đồng sẽ cân đối từ “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, việc giải ngân trong giai đoạn 2022-2023 là không hề đơn giản vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Cùng với đó, đại biểu cũng kiến nghị tạo cơ chế, chính sách để thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào dự án; Đồng thời, tách dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư để bảo đảm tiến độ thực hiện cũng như hiệu quả.

Quy định rõ trách nhiệm của địa phương

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) thảo luận tại tổ
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) thảo luận tại tổ

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế thì băn khoăn về tiến độ dự án. Nữ đại biểu phân tích: Thời gian còn 4 năm nhưng 10/12 dự án có tổng mức trên 10.000 tỷ đồng, tức dự án quan trọng quốc gia. Điều đó đồng nghĩa thủ tục qua nhiều bước thẩm định, tốn nhiều thời gian. Vậy đề giải quyết cơ chế ra sao để giảm thủ tục, Chính phủ có đề xuất gì như phân cấp phân quyền đảm bảo phát huy sự chủ động của địa phương hay không?.

Liên quan đến giải phóng mặt bằng, đại biểu Mai cho biết, thực tế có nhiều khó khăn. Qua khảo sát một số đoạn cao tốc thì ngay cả với dự án triển khai giai đoạn 1 cũng chưa bàn giao trọn vẹn mặt bằng. Do đó Chính phủ cần tổng kết đánh giá kinh nghiệm giai đoạn trước, có biện pháp khắc phục, cả về thể chế, chính sách để khai thông giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ...

Chung mối quan tâm, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) bày tỏ lo ngại khi trên thực tế chúng ta phải mất 2 năm để hoàn thành các thủ tục. Vì thế, đại biểu cho rằng, cần có cơ chế đặc thù, trong đó, đẩy mạnh phân cấp theo các dự án nhóm A để bảo đảm tiến độ và phù hợp với các Nghị quyết của Đảng và chủ trương phân cấp.

“Thời gian qua, địa phương nào thực hiện giải phóng mặt bằng tốt thì tiến độ dự án nhanh, còn nơi nào không làm tốt thì tiến độ dự án rất chậm. Vì thế, trong dự án này cần quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, người đứng đầu các địa phương và coi đó như là nhiệm vụ chính trị phải thực hiện”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai kiến nghị.

Đọc thêm

Lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng Tin tức

Lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng

TTTĐ - Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 274-KH/TU tổ chức thảo luận, lấy ý kiến góp ý và tổng hợp ý kiến góp ý vào Dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội.
Tiếp tục ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô Tin tức

Tiếp tục ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 188/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề và cuối năm của HĐND TP Tin tức

Thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề và cuối năm của HĐND TP

TTTĐ - Chiều 24/10, Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) và kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 (kỳ họp thứ 20) của HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Quyết liệt, tăng tốc để hoàn thành các chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ Tin tức

Quyết liệt, tăng tốc để hoàn thành các chỉ tiêu của cả nhiệm kỳ

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ TP tập trung lãnh đạo để tăng tốc, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu mà Đại hội thành phố lần thứ XVII đã đề ra; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải ngân đầu tư công, quyết liệt giải quyết những khó khăn, vướng mắc phục vụ các chương trình trọng điểm của quốc gia và của TP; nêu cao trách nhiệm phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Đề xuất bổ sung một số chỉ tiêu vào Báo cáo chính trị Tin tức

Đề xuất bổ sung một số chỉ tiêu vào Báo cáo chính trị

TTTĐ - Các đại biểu đề nghị bổ sung một số chỉ tiêu nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa; đào tạo nguồn lao động chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế số; thúc đẩy cải thiện môi trường sống…
Bổ sung các nội dung mới được phân cấp, phân quyền cho Hà Nội Tin tức

Bổ sung các nội dung mới được phân cấp, phân quyền cho Hà Nội

TTTĐ - Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ 19 tiếp tục bàn, thảo luận, quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế làm việc của Thành ủy nhằm bổ sung một số nội dung mới do được Trung ương phân cấp, phân quyền cho TP Hà Nội.
Sáng nay, diễn ra Hội nghị lần thứ 19 Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội Tin tức

Sáng nay, diễn ra Hội nghị lần thứ 19 Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng nay (23/10), tại trụ sở Thành uỷ Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội (khóa XVII) tổ chức Hội nghị lần thứ 19 để để họp bàn các nội dung quan trọng.
Thủ tướng Chính phủ lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng Tin tức

Thủ tướng Chính phủ lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng

TTTĐ - Sáng 23/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga.
Cần nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình sáng tạo Tin tức

Cần nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình sáng tạo

TTTĐ - Thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị, 10 năm qua, công tác thi đua, khen thưởng của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Thủ đô đã được triển khai sâu rộng, có nhiều đổi mới, sáng tạo, góp phần tạo động lực cổ vũ, động viên công chức, viên chức, người lao động toàn ngành vượt qua mọi khó khăn.
Làm rõ phương án ứng phó nguy cơ lộ lọt thông tin Tin tức

Làm rõ phương án ứng phó nguy cơ lộ lọt thông tin

TTTĐ - Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ các phương án ứng phó, giải quyết những vấn đề có thể phát sinh để tránh nguy cơ trong việc lộ lọt, mất an ninh, an toàn thông tin khi thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Xem thêm