Tag

Đạo đức báo chí: Nền tảng để người cầm bút dưỡng tâm sáng

Xã hội 21/06/2017 14:12
aa
TTTĐ.VN - Báo chí là một nghề. Đã là nghề thì nhất thiết phải có đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định rõ hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Cho nên, nhất thiết người làm báo phải nghiêm chỉnh tuân thủ và thực hiện đúng, đủ, nghiêm ngặt “10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp” hiện hành...

Đạo đức báo chí: Nền tảng để người cầm bút dưỡng tâm sáng

“Nóng” vấn đề đạo đức báo chí

Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về báo chí, Người coi trung thực là một tiêu chuẩn đạo đức rất quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp. Đồng thời, Người cũng đòi hỏi các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỷ. Tại Đại hội III Hội nhà báo Việt Nam tháng 9/1962, Người nói: "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút trang viết là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng".

Có thể thấy, đạo đức trong báo chí là điều cần thiết và bắt buộc đối với mỗi người làm báo. Vì vậy, trong Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam có ghi: “Nhà báo phải hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật”. Điều đó có nghĩa, nhà báo chân chính phải chuyên nghiệp trong cách hành nghề, luôn tôn trọng sự thật. “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn” và “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết” (Hồ Chí Minh).

Thực hiện lời dạy của Bác, những người làm báo luôn phấn đấu, cống hiến, dấn thân vì sự cao cả của báo chí. Chính họ góp phần xây đắp nên truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam. Nhờ đó, báo chí mới được xã hội tôn trọng, tin tưởng, trao cho một sứ mệnh hết sức cao cả, đó là bảo đảm quyền thông tin của xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

Đạo đức báo chí: Nền tảng để người cầm bút dưỡng tâm sáng
Phóng viên báo chí tác nghiệp. Ảnh: Thái Nguyên.

Theo báo cáo của Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN), năm 2016, những người làm báo trong cả nước đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là cầu nối giữa Đảng và các cấp chính quyền với nhân dân; tích cực đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn xã hội… thực sự góp phần dự báo, đón đầu các sự kiện và xu thế phát triển của xã hội. Điều này được thể hiện rõ nét qua chất lượng nội dung thông tin báo chí hàng ngày, hàng giờ đăng tải trên các loại hình báo chí; báo chí phản ánh, bám sát toàn diện mọi mặt của cuộc sống và đáp ứng rất tốt, rất kịp thời mọi nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú của xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện tích cực, nhiều mặt trái trong ngành báo chí vẫn diễn ra trong suốt những năm qua. Trong năm 2016, vẫn còn các vụ việc của các cơ quan báo đăng tin sai sự thật, thiếu trách nhiệm, không kiểm chứng, chụp giật, thiếu khách quan, thổi phồng và bóp méo sự thật; hiện tượng thương mại hóa tờ báo bằng việc đưa tin bài, hình ảnh giật gân, câu khách, kích động, kích dục, thiếu văn hóa, thiếu tính thẩm mỹ và phản giáo dục; tình trạng nhà báo lạm quyền và cửa quyền ngày càng gia tăng và thiếu tính nhân văn trên báo chí. Đặc biệt, hiện tượng nhà báo lợi dụng nghề nghiệp, danh nghĩa nhà báo, cơ quan báo chí, lợi dụng vị trí và công việc của mình để vụ lợi cá nhân, kiếm chác cho riêng mình và làm trái pháp luật… rất đáng lên án. Cũng trong năm qua, đã có 8 đơn thư liên quan đến việc hội viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, 26 đơn thư khiếu kiện về thông tin trên báo chí không chính xác… Hội đã tiến hành xóa tên 357 hội viên, 2 trường hợp bị khai trừ.

Lòng dũng cảm và đức khiêm tốn phải được đề cao

Hiện nay, báo chí đang đứng trước những thử thách gay gắt. Việc giữ gìn phẩm giá, lòng tự trọng, lương tâm nghề nghiệp là một thử thách mà những người làm báo cần kiên tâm như một nguyên tắc tối thượng.

Theo nhà báo Thuận Hữu, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Chủ tịch Hội Nhà báo VN, đạo đức báo chí đang trở thành một vấn đề nóng được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Bởi sự tha hóa, suy thoái về đạo đức nghề nghiệp trong một bộ phận những người làm báo Việt Nam đã đến mức báo động gây ảnh hưởng xấu đến vai trò, uy tín của người làm báo. “Ngày 1/1/2017, Luật Báo chí năm 2016 chính thức có hiệu lực. Trên cơ sở điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật Báo chí: “Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”, tháng 12/2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành “10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam”. Đây được xem như “Quy tắc mẹ” mang tính chất nền tảng, là cơ sở nhằm xác định trách nhiệm đạo đức người làm báo trong hoạt động nghề nghiệp để hoàn thành tốt trọng trách, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và nhân dân”, Chủ tịch Hội Nhà báo VN nói.

Chia sẻ về đạo đức nghề nghiệp, nhà báo Thanh Thủy (Đài Tiếng nói Việt Nam), một người có thâm niên gần 30 năm trong nghề cho rằng, trong thời gian qua làng báo có quá nhiều sự kiện đáng nhớ mà gần đây nhất là việc Bộ Thông tin - Truyền thông kiên quyết xử lý nhiều tờ báo vi phạm, kỷ luật nhiều nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Điều đó cho thấy sự phát triển rất nhanh của công nghệ làm báo đang khiến một bộ phận nhà báo cố tình bỏ quên lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút, tiếp tay cho các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh để phục vụ lợi ích riêng, làm suy giảm niềm tin của bạn đọc dành cho báo chí. Dù đây chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng rõ ràng nó đã làm ảnh hưởng đến những nhà báo hoạt động chân chính. “Là nhà báo chân chính, không ai trong chúng ta chấp nhận những thông tin trái sự thật. Vì vậy, tôi cho rằng, đã đến lúc cần phải có các giải pháp để thanh lọc môi trường truyền thông, tinh lọc những người không đủ tâm để cho nền báo chí phát triển hơn”, chị Thanh Thủy chia sẻ.

Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam và Luật Báo chí năm 2016 đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Đây là nền tảng để xây dựng một nền báo chí nhân văn, vì con người, tôn trọng con người, để những người làm báo tiếp tục sử dụng ngòi bút sắc bén để đấu tranh loại trừ cái xấu, dùng ngòi bút để điểm tô cho sự phồn vinh của xã hội và sự lớn mạnh của nền báo chí nước nhà.


10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam:

Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật bản quyền và các quy định của pháp luật. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác.

Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.

Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.


Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật.

Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.

Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo.


Tin liên quan

Đọc thêm

Tiếp nối hành trình tri ân năm 2024 Muôn mặt cuộc sống

Tiếp nối hành trình tri ân năm 2024

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) và Lễ Vu Lan báo hiếu, sáng 4/7, đoàn công tác báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tiếp nối hành trình tri ân năm 2024 với việc thăm và trao tặng quà cho các đối tượng người già, người có công tại Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 và Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 tại huyện Ứng Hoà (Hà Nội). Đây cũng là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện “Ơn nghĩa sinh thành” đã trở thành thường niên của báo Tuổi trẻ Thủ đô trong nhiều năm qua.
Huy động tối đa nguồn lực để người hưởng sớm nhận lương hưu mới Xã hội

Huy động tối đa nguồn lực để người hưởng sớm nhận lương hưu mới

TTTĐ - Đáp ứng sự mong chờ của hàng triệu người thụ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng theo mức tăng mới, Bưu điện Việt Nam đã huy động tối đa nguồn lực, để số tiền lương mới đến tay người hưởng sớm nhất.
Triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động hiệu quả, đồng bộ Muôn mặt cuộc sống

Triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động hiệu quả, đồng bộ

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1026/QĐ-TTg ngày 31/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Cảnh sát cơ động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng với người chấp hành xong hình phạt Xã hội

Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng với người chấp hành xong hình phạt

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tăng cường thực hiện công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố.
EVNHANOI triển khai hội nghị tăng cường phòng cháy chữa cháy Đô thị

EVNHANOI triển khai hội nghị tăng cường phòng cháy chữa cháy

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) vừa tổ chức hội nghị triển khai công điện số 59/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch số 200/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Chính thức thí điểm trung tâm điều hành giao thông thông minh Xã hội

Chính thức thí điểm trung tâm điều hành giao thông thông minh

TTTĐ - Sáng 4/7, lãnh đạo TP Hà Nội đã bấm nút khai trương triển khai thí điểm Trung tâm điều hành giao thông thông minh.
Người cao tuổi phấn khởi hưởng "lợi ích kép" với mức lương hưu mới BHXH & Đời sống

Người cao tuổi phấn khởi hưởng "lợi ích kép" với mức lương hưu mới

TTTĐ - Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội, tại kỳ chi trả tháng 7/2024, tổng số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trên địa bàn Thủ đô là 593.757 người, với số tiền trên 4.000 tỷ đồng.
Mức hưởng BHYT thay đổi khi áp dụng cách tính lương mới BHXH & Đời sống

Mức hưởng BHYT thay đổi khi áp dụng cách tính lương mới

TTTĐ - Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng, do đó, mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của người bệnh có thay đổi.
Từ chiều 4/7, mưa lớn ở Bắc Bộ giảm dần Môi trường

Từ chiều 4/7, mưa lớn ở Bắc Bộ giảm dần

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 4/7, tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phú, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn và khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030 Muôn mặt cuộc sống

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm