eMag azine
06/05/2024 08:18
Dấu ấn những người lính bám bản

06/05/2024 08:18

TTTĐ - “Đồn là nhà và biên giới là quê hương” - đó là “kim chỉ nam” của những chiến người lính mang quân hàm xanh tại Đồn Biên phòng Thanh Luông (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

Người lính

Dấu ấn những người lính bám bản

“Đồn là nhà và biên giới là quê hương” - đó là “kim chỉ nam” của những người lính mang quân hàm xanh tại Đồn Biên phòng Thanh Luông (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Nhiều năm qua, bằng tâm huyết và sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ, những cán bộ, chiến sỹ biên phòng nơi đây đã mang đến cuộc sống ấm no cho dân bản, tạo nên thế trận lòng dân vững chắc, bảo vệ sự bình yên biên cương Tổ quốc.

Dấu ấn những người lính bám bản

Điện, đường, trường, trạm là hệ thống hạ tầng thiết yếu, phục vụ đời sống người dân. Thấu hiểu điều đó, thời gian qua, Đồn Biên phòng Thanh Luông (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã triển khai hiệu quả mô hình “Thắp sáng vùng biên”. Điều này, không chỉ giúp cho bộ mặt thôn bản vùng biên khởi sắc mà còn giúp thắt chặt tình đoàn kết quân dân, góp phần tô thắm thêm hình ảnh của những người lính quân hàm xanh nơi biên cương Tổ quốc.

Dấu ấn những người lính bám bản

Con đường đèo quanh co, uốn lượn theo sườn núi dẫn chúng tôi vào nơi đóng quân của Đồn Biên phòng Thanh Luông (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Trước mắt chúng tôi là vườn hoa rực rỡ sắc màu hiện lên trong nắng sớm. Đây là công trình thanh niên chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của các chiến sỹ Đồn Biên phòng Thanh Luông.

Dấu ấn những người lính bám bản
Trung tá Nguyễn Văn Đại - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Thanh Luông (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên)

Đón đoàn công tác của Hội Nhà báo TP Hà Nội bằng nụ cười hồn hậu, Trung tá Nguyễn Văn Đại - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Thanh Luông, đùa vui: “Các chiến sỹ trẻ ở đây chăm hoa hơn chăm người yêu. Mỗi buổi chiều, sau giờ tuần tra biên giới, họ đều không quên nhiệm vụ tưới cây, chăm hoa”.

Theo Trung tá Nguyễn Văn Đại, Đồn Biên phòng Thanh Luông được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài 13.818km với 7 cột mốc (từ mốc 99 đến mốc 105). Đồn nằm đối diện địa bàn biên giới, đơn vị quản lý là cụm bản Phồn Xầy (huyện Mường Mày, tỉnh Phông Sa Lỳ, Lào), với dân số khoảng 186 hộ/1.078 khẩu. Địa bàn quản lý của Đồn là 3 xã Thanh Nưa, Thanh Luông và Thanh Hưng với 47 thôn, bản; 4.502 hộ/18.174 khẩu thuộc 4 dân tộc: Thái, Kinh, Tày, Khơ Mú.

Nhiều năm qua, mối quan hệ giữa chính quyền, Nhân dân trên địa bàn và các cán bộ, chiến sỹ của Đồn Biên phòng Thanh Luông luôn được thắt chặt, gắn kết nên biên giới được bảo vệ vững chắc. Tình hình an ninh chính trị phía ngoại biên đối diện địa bàn Đồn Biên phòng Thanh Luông quản lý ổn định, không có hoạt động của phỉ, thành phần phản động lưu vong các phần tử xấu, kích động, lôi kéo quần chúng gây rối, chống lại chính quyền dọc hành lang biên giới. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn 3 xã chấp hành tốt chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.

Dấu ấn những người lính bám bản Dấu ấn những người lính bám bản Dấu ấn những người lính bám bản

Để có được sự ổn định chung đó, các chiến sỹ Đồn Biên phòng Thanh Luông rất coi trọng công tác tuyên truyền để dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. “Họp dân ở đây rất khó khăn, chỉ có thể tranh thủ họp vào buổi tối vì ban ngày bà con phải lên nương lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Vì vậy, trước mỗi vấn đề, chúng tôi đều lập tổ công tác để tuyên truyền cho bà con với cách thức nhất định, chú trọng vào hiệu quả.

Bởi lẽ, tuyên truyền cho đồng bào miền núi khác đồng bào miền xuôi. Không phải cứ đem các văn bản, điều nọ khoản kia ra để nói chuyện mà phải cân nhắc vào trình độ nhận thức của Nhân dân. Mỗi đồng chí đều phải tự biên soạn thành đề cương cụ thể, cách thức truyền đạt phải trực quan, sinh động để dân dễ nghe, dễ hiểu và dễ làm theo”, Trung tá Nguyễn Văn Đại nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tuyên truyền, Đồn Biên phòng Thanh Luông còn sử dụng hệ thống loa phát thanh thôn bản, thông tin trên loa những vấn đề mang tính thời sự tới Nhân dân vào mỗi buổi chiều; đồng thời, vận động người dân ký các bản cam kết như: Không phá rừng làm nương, không sử dụng vũ khí tự tạo để săn bắn thú rừng…

Dấu ấn những người lính bám bản

Đặc thù địa hình giao thông khiến đi lại không thuận lợi, dù còn nhiều vất vả, gian truân nhưng cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Thanh Luông luôn đồng hành cùng bà con thông qua các dự án thiết thực, ý nghĩa.

Với phương châm “điện - đường” đi trước “lót đường” cho sự phát triển, nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Chi đoàn Đồn Biên phòng Thanh Luông đã phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) thực hiện chương trình “Thắp sáng vùng biên” với tổng trị giá 25 triệu đồng. Chương trình đã mang ánh sáng đến cho 31 hộ dân người Khơ Mú bản Hua Pe, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên.

Dấu ấn những người lính bám bản Dấu ấn những người lính bám bản Dấu ấn những người lính bám bản
Dấu ấn những người lính bám bản

Theo chia sẻ của Trung úy Lý A Phong, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hành chính Đồn Biên phòng Thanh Luông, trước kia, đời sống người dân trong bản Hua Pe rất khó khăn, tập tục canh tác của bà con còn nhiều lạc hậu, việc tiếp cận khoa học kỹ thuật trở nên xa lạ với họ. Cũng vì đói nghèo nên thanh niên trai tráng khỏe mạnh đều đã đi làm ở các công ty dưới xuôi hoặc các tỉnh miền Nam, ở nhà còn lại chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, điều kiện sinh hoạt gặp nhiều trở ngại, thiếu thốn. Vì vậy, chương trình “Thắp sáng vùng biên” là một hoạt động thiết thực, có ý nghĩa to lớn trong việc đồng hành cùng bà con vượt qua mọi khó khăn.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) đã hỗ trợ kinh phí mua vật tư, Chi đoàn Đồn Biên Phòng Thanh Luông trực tiếp tổ chức thi công, lắp đặt, huy động Nhân dân cùng đào hố, chôn cột, hướng dẫn bà con sử dụng và tuyên truyền để dân làng biết cách giữ gìn, bảo quản đúng cách.

Giờ đây, diện mạo của bản làng Hua Pe đã thực sự khởi sắc. Màn đêm buông xuống, bản làng sáng bừng ánh điện. Người dân đi lại thuận tiện, an toàn, trẻ em trong bản được vui chơi và học tập dưới ánh đèn.

Anh Đại vui vẻ cho biết: “Có điện, cả bản như được tiếp thêm sức sống mới. Các tệ nạn xã hội vì thế cũng được giảm bớt, công tác bảo đảm an ninh trật tự của chính quyền và cán bộ, chiến sỹ cũng thuận lợi hơn”.

Dấu ấn những người lính bám bản

Bên cạnh đó, Đồn Biên phòng Thanh Luông còn quan tâm đến công tác an sinh xã hội. Cụ thể, mới đây, 6 hộ nghèo trong bản được UBMT Tổ quốc Việt Nam hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết với trị giá 50.000.000 đồng/hộ. Với số tiền này, Đồn Biên phòng Thanh Luông đã hướng dẫn bà con mua vật liệu, huy động Nhân dân trong bản và cán bộ chiến sĩ đóng góp ngày công lao động để 6 hộ nghèo trong bản có một mái ấm khang trang, yên tâm lao động sản xuất.

Dấu ấn những người lính bám bản
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh Luông hỗ trợ người dân xây dựng nhà Đại đoàn kết

Năm 2023, Đồn Thanh Luông đã vận động nhà hảo tâm, tổ chức cá nhân quyên góp thuốc, vật tư y tế; tổ chức 3 điểm khám chữa bệnh cho khoảng 300 người dân; cấp thuốc miễn phí, trị giá khoảng 45 triệu đồng. Từ những buổi khám chữa bệnh, nhiều người dân có bệnh hiểm nghèo đã kịp thời được phát hiện và điều trị; giúp đỡ 3 gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Các anh cũng tham gia thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, hỗ trợ các cháu học sinh nghèo vượt khó và thực hiện có hiệu quả chương trình “Nâng bước em tới trường” cho 7 cháu, trị giá 21.000.000 đồng; mô hình "Hũ gạo chiến sĩ" tặng 180kg gạo cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; “Tay kéo biên phòng”; “Ngôi nhà 100 đồng”…

Dấu ấn những người lính bám bản Dấu ấn những người lính bám bản

Ngoài ra, Đồn cũng phối hợp tốt với địa phương tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, tổng trị giá 53.720.000 đồng; tặng 500 suất trị giá 500.000.000 đồng tặng cho các hộ gia đình chính sách, khó khăn, cá nhân tiêu biểu trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Những tình cảm, tâm huyết và sự sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh Luông đã góp phần mang đến diện mạo khởi sắc của vùng đất biên giới; góp phần cải thiện, nâng cao trong mọi mặt đời sống Nhân dân các đồng bào các dân tộc thiểu số.

(Còn nữa)

Bài 2: "3 bám, 4 cùng" để đẩy lùi đói nghèo Bài 3: Vì một vành đai biên giới "sạch" ma tuý

Bài viết: Quỳnh Giang

Trình bày: Phạm Mạnh

Dấu ấn những người lính bám bản

Xem bài 2 »

Phạm Mạnh