Tag
PGS. TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV AIDS

Đẩy mạnh tuyên truyền tác hại ma tuý tổng hợp trong đối tượng thanh niên

Sức khỏe 01/12/2022 03:00
aa
TTTĐ - Ma túy tổng hợp là những loại không có trong tự nhiên, được tổng hợp thành hóa chất. Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, những năm gần đây, tỉ lệ lây nhiễm HIV liên quan đến quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ tình dục đồng giới sau khi sử dụng ma túy tổng hợp đang gia tăng. PGS. TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã chia sẻ với báo chí về tình hình dịch HIV/AIDS và tác hại ma tuý tổng hợp tại Việt Nam hiện nay.
Báo động tình trạng nghiện ma túy ở trẻ vị thành niên Đối tượng bị xử phạt ra đường không chính đáng, phát hiện thêm nhiều ma túy Mở rộng điều tra vụ án vận chuyển 10 bánh heroin, 5kg ma túy tổng hợp bằng xe "luồng xanh" Lời khai của đối tượng tàng trữ 2.000 viên ma tuý

Ma túy và các tệ nạn do ma túy gây ra không chỉ đang trở thành thảm họa chung của nhân loại mà nó còn là nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói, bệnh tật ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định, sự phát triển bên vững của mỗi quốc gia dân tộc.

Ma túy có tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe cả về thể chất và tâm thần của con người. Một điều đáng lưu ý là, nếu trước đây người nghiện ma túy chủ yếu là chất dạng thuốc phiện như heroin thì những năm gần đây xu hướng sử dụng các ma túy tổng hợp trở nên rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, ma túy tổng hợp đặc biệt là chất gây nghiện nặng nó sẽ làm tổn thương não bộ không thể phục hồi. Khi sử dụng ma túy tổng hợp nói chung và các chất kích thích dạng Amphetamine (ATS) không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh, gia đình, làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội và đặc biệt là làm gia tăng nhiễm HIV qua quan hệ tình dục.

Đẩy mạnh tuyên truyền tác hại ma tuý tổng hợp trong đối tượng thanh niên
Đẩy mạnh tuyên truyền tác hại ma tuý, HIV/AIDS đối với đối tượng đoàn viên, thanh niên

Những người sử dụng ma túy, nhất là các loại ma túy tổng hợp như thuốc lắc, ma túy đá… thường bị kích thích ham muốn quan hệ rất lớn. Khi phê thuốc, người dùng sẽ không kiểm soát được hành vi của mình và thường sẽ quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ, quan hệ trong tình trạng không tỉnh táo, thậm chí là quan hệ tập thể và điều này rất dễ lây nhiễm HIV nếu bạn tình có HIV.

Hiện nay việc sử dụng ma túy tổng hợp gia tăng ở nhóm quan hệ đồng giới MSM đang gia tăng. Với nhóm đối tượng này khi sử dụng chất không kiểm soát được hành vi, quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su và quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ mạnh khiến cho tỉ lệ lây truyền HIV trong nhóm này đang là vấn đề đáng lo ngại.

Sau khi phê ma túy, người dùng sẽ không còn kiểm soát được bản thân, hệ thần kinh bị kích thích, dục vọng bị thức tỉnh đến cao trào. Trong khi đó, vùng nhận thức ở não lại bị hạn chế khiến người dùng không kiềm chế mà thỏa mãn theo bản năng, không ai còn nhớ đến việc sử dụng phương pháp quan hệ an toàn và điều này rất nhanh dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV từ bạn tình.

Cũng theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, với xu hướng ra đời liên tục của nhiều loại ma túy tổng hợp mới cũng như sự gia tăng số người lạm dụng ma túy tổng hợp đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe và xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định về mặt xã hội, kinh tế và chính trị.

Việc lạm dụng ma tuý tổng hợp không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh, gia đình, làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội và đặc biệt là làm gia tăng nhiễm HIV qua quan hệ tình dục. Một số người bệnh có rối loạn tâm thần và đó cũng là những tác động tiêu cực dễ thấy và là nguyên nhân của tình trạng bệnh và tử vong cao ở người lạm dụng ma tuý tổng hợp.

Báo cáo mới nhất của Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho thấy, tình trạng nghiện ma túy tổng hợp làm gia tăng nhiễm HIV qua quan hệ tình dục trong giới trẻ, đây là vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Để kịp thời can thiệp đến nhóm này, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã chính thức được Bộ Y tế giao làm đầu mối điều trị lạm dụng ma túy tổng hợp.

PV: Xin bà cho biết xu hướng dịch HIV do tác hại ma tuý tổng hợp tại Việt Nam hiện nay?

PGS.TS Phan Thị Thu Hương: Tại Việt Nam, kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại TP Hồ Chí Minh, tính đến tháng 10/2022, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì cả nước có 220.580 người nhiễm HIV hiện đang còn sống và 112.368 người nhiễm HIV đã tử vong.

PGS, TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS.
PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS.

Từ năm 1990 đến 2015, tỷ lệ người nhiễm HIV là nam giới có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên từ năm 2016 tỷ lệ người nhiễm HIV là nam giới bắt đầu có xu hướng gia tăng trở lại. Trong giai đoạn đầu của dịch, đối tượng bị lây nhiễm HIV chủ yếu là qua đường máu, đối tượng nghiện ma tuý lây nhiễm qua dùng chung bơm kim tiêm.

Tuy nhiên trong những năm gần đây lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn trở thành đường lây chính trong những ca nhiễm HIV mới phát hiện.

Trong 10 tháng đầu năm 2022, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 9.025 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân tử vong 1.378 trường hợp. Số người mới phát hiện nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16-29 (48,6%) và 30-39 (28,4%). Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (81,6%).

Theo số liệu ước tính và dự báo dịch HIV/AIDS của Việt Nam năm 2022, số người nhiễm HIV/AIDS còn sống là khoảng 242.000 người.

Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay; tỷ lệ hiện nhiễm HIV tăng rõ rệt; tỷ lệ nhiễm mới HIV cao, tăng lên từng năm; MSM và nhóm chuyển giới (TG) được dự báo có thể trở thành nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số người nhiễm HIV mới được ước tính hàng năm trong thời gian tới.

Đáng chú ý, MSM là nhóm nguy cơ cao duy nhất tại Việt Nam có tỷ lệ nhiễm mới HIV tăng liên tiếp trong 20 năm qua. Về xu hướng số trường hợp nhiễm mới HIV vẫn có xu hướng giảm, nhưng tốc độ giảm chậm hơn nhiều, hiện số ca nhiễm mới HIV ước tính khoảng 5.700 người.

PV: Bà cho biết những khó khăn về công tác phòng, chống tác hại ma tuý cũng như phòng chống HIV/AIDS năm 2022 ?

PGS. TS Phan Thị Thu Hương: Thời gian qua, các hoạt động giám sát, phát hiện ca bệnh, dự phòng lây nhiễm đã được triển khai tích cực nhằm kiểm soát dịch HIV/AIDS. Hiện, các dịch vụ xét nghiệm HIV đã được mở rộng, đa dạng các hình thức.

Nhờ đó, năm 2022, đã phát hiện gần 10.000 trường hợp nhiễm HIV mới qua các giải pháp xét nghiệm mới như: Xét nghiệm tại các cơ sở y tế, xét nghiệm dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; sử dụng sinh phẩm mới để phát hiện sớm nhiễm HIV, sinh phẩm xét nghiệm thế hệ 4…

Cùng với đó, công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và tác hại ma tuý, truyền thông cho giới trẻ được triển khai đa dạng, hiệu quả thông qua nhiều sự kiện truyền thông trong khu công nghiệp, trường học và truyền thông đa phương tiện…

Việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện cũng được tiếp tục duy trì và đổi mới. Hiện có hơn 51.000 bệnh nhân đang điều trị thường xuyên; đã có 6 tỉnh với khoảng 2.857 bệnh nhân được cấp phát Methadone mang về.

Đặc biệt, việc điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV (PrEP) đã được triển khai với tốc độ tăng trưởng khách hàng nhanh hơn so với các nước trong khu vực. Hiện Việt Nam có hơn 60.000 người sử dụng PrEP và tỷ lệ duy trì điều trị cao tới hơn 72%...

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong công tác phòng, chống dịch HIV/AIDS. Cụ thể số ca mắc đang tăng nhanh nhóm thanh, thiếu niên trẻ, nhóm nam quan hệ đồng tính nhưng các can thiệp cho nhóm này rất khó khăn; quần thể này cũng ở dạng ẩn, khó tiếp cận.

Bên cạnh đó, còn một số địa phương chưa phê duyệt đề án bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; quy trình, thủ tục mua sắm, đấu thầu thuốc ARV, sinh phẩm xét nghiệm gặp nhiều vướng mắc nên xảy ra thiếu thuốc cục bộ và một số địa phương không có sinh phẩm để xét nghiệm; tình trạng nghiện các chất ma túy tổng hợp và ma túy dạng kích thích đang gia tăng...

PV: Năm 2022 Việt Nam chọn chủ đề Tháng hành động Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS là “Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng", bà có thể cho biết Việt Nam sẽ triển khai các hoạt động truyền thông về tác hại ma tuý tổng hợp, mối nguy hiểm của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS như thế nào?

PGS. TS Phan Thị Thu Hương: Thực hiện kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm phát động trong cả nước Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2022, với chủ đề "Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng".

Việc Việt Nam chọn chủ đề Tháng hành động Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS là “Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng” này mang nhiều ý nghĩa.

Việc lựa chọn chủ đề này thích hợp với bối cảnh tình hình dịch HIV ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là đối tượng cần được quan tâm trong thời gian tới khi chúng ta muốn đạt mục tiêu kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Việc chấm dứt dịch AIDS chỉ có thể thành công nếu chúng ta huy động được thanh niên chủ động tham gia có hiệu quả vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và tác hại ma tuý trong thời gian tới.

Để nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về HIV/AIDS cho thanh viên cần có sự góp sức của đoàn thanh niên các cấp trong việc chủ động triển khai các hoạt động truyền thông phù hợp với điều kiện của từng đơn vị mình. Thông qua các kênh truyền thông trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt qua mạng internet.

Đối với thanh niên là học sinh, sinh viên, cần tăng cường cung cấp thông tin về HIV/AIDS, giới tính, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn; tác hại của ma túy; xu hướng tính dục ma túy đá,…cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV ở giới trẻ thông qua các tiết ngoại khóa, các hội thảo, nói chuyện chuyên đề, các cuộc thi viết về HIV/AIDS, tác hại ma tuý, các hoạt động sân khấu; lồng ghép trong các buổi mít tinh, các sự kiện truyền thông tại các trường trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!

Đọc thêm

Kết luận thanh tra các phòng khám chuyên khoa ngoài công lập Tin Y tế

Kết luận thanh tra các phòng khám chuyên khoa ngoài công lập

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế vừa ban hành kết luận số 233/KL-TTr thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh tại các phòng khám chuyên khoa ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần dịch vụ phân tích di truyền bị phạt 45 triệu đồng Tin Y tế

Công ty Cổ phần dịch vụ phân tích di truyền bị phạt 45 triệu đồng

TTTĐ - Trong tuần qua, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập và 2 cơ sở kinh doanh thực phẩm với số tiền trên 181 triệu đồng.
Uống thuốc Nam bừa bãi, tế bào gan bị hủy hoại Tin Y tế

Uống thuốc Nam bừa bãi, tế bào gan bị hủy hoại

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận một bệnh nhân tự ý dừng thuốc kháng virus viêm gan B, chuyển sang uống thuốc nam không rõ nguồn gốc khiến tế bào gan bị hủy hoại rất nặng.
Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế ra thông báo 2980/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng.
Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân Tin Y tế

Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân

TTTĐ - Nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt, giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 2838/KH-SYT về việc phòng chống mù lòa trên địa bàn thành phố năm 2024.
Nâng cao hiệu quả công tác dân số Tin Y tế

Nâng cao hiệu quả công tác dân số

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Dân số Thế giới 11/7 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 2884/KH-SYT ngày 25/6 về việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế chuyên môn công tác dinh dưỡng trong bệnh viện năm 2024.
Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết Tin Y tế

Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/6 đến ngày 28/6), toàn thành phố ghi nhận 84 ca mắc sốt xuất huyết; ghi nhận 30 ca mắc tay chân miệng, giảm 17 ca so với tuần trước.
Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè

TTTĐ - Mỗi dịp hè đến, để con có được kỳ nghỉ “xả hơi” đúng nghĩa, nhiều phụ huynh thường cho con ăn uống và ngủ nghỉ thoải mái, khiến cân nặng của các con tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Hiểm hoạ từ… ăn rau sống Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hiểm hoạ từ… ăn rau sống

TTTĐ - Rau sống là một món rất thông dụng trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, cần hết sức cẩn thận khi ăn món ăn quen thuộc này.
Xem thêm