Tag

Đến năm 2045, kiểm soát cơ bản tình trạng kháng thuốc

Tin Y tế 27/09/2023 07:42
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1121/QĐ-TTg ngày 25/9/2023 phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Làm gì để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc? Hà Nội hưởng ứng Tuần lễ truyền thông phòng, chống kháng thuốc năm 2022 Tăng cường các hoạt động truyền thông phòng, chống kháng thuốc
Đến năm 2045, kiểm soát cơ bản tình trạng kháng thuốc

Chiến lược đề ra 4 mục tiêu cụ thể

Mục tiêu chung làm chậm sự tiến triển kháng thuốc và ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm, đồng thời đảm bảo sự sẵn có, liên tục các thuốc kháng vi sinh vật và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật hợp lý để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người và động vật, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Từ nay đến năm 2030, chiến lược đề ra 4 mục tiêu cụ thể: Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương và hiểu biết của nhân viên y tế, thú y và người dân về phòng, chống kháng thuốc; Củng cố hệ thống giám sát kháng thuốc để cảnh báo kịp thời về sự xuất hiện, lan truyền, mức độ và xu hướng kháng thuốc của các vi sinh vật; Giảm sự lan truyền của vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm; Sử dụng thuốc kháng vi sinh vật ở người và động vật hợp lý, an toàn và có trách nhiệm.

Chiến lược phấn đấu đến năm 2045 kiểm soát cơ bản tình trạng kháng thuốc, có hệ thống giám sát kháng thuốc, sử dụng, tiêu thụ kháng sinh hoạt động hiệu quả tương đương với các nước phát triển.

Đến năm 2045, kiểm soát cơ bản tình trạng kháng thuốc

Xây dựng Khung hành động chung

Để đạt được những mục tiêu trên, chiến lược đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Cụ thể, về phối hợp hành động và đáp ứng liên ngành để phòng, chống kháng thuốc: Xây dựng Khung hành động chung làm nền tảng cho sự hợp tác đa ngành, điều phối, triển khai, giám sát các hành động theo trách nhiệm cụ thể của mỗi ngành; Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động cho từng lĩnh vực y tế, nông nghiệp, môi trường, công thương để giải quyết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc trong các lĩnh vực tương ứng.

Về chính sách, pháp luật, quy định chuyên môn: Rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn về phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn, chẩn đoán và điều trị, sử dụng thuốc kháng vi sinh vật, an toàn sinh học trong y tế, nông nghiệp; Về thực hành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; Sản xuất, chế biến thực phẩm; Quản lý, xử lý chất thải của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở chế biến thực phẩm để kiểm soát dư lượng kháng sinh và các vi sinh vật kháng thuốc…

Về thông tin, truyền thông và vận động xã hội: Truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân về các nguyên nhân gây kháng thuốc, hậu quả của kháng thuốc và các biện pháp phòng, chống kháng thuốc; Duy trì cam kết của cá nhân và xã hội đối với thay đổi hành vi để sử dụng thuốc kháng vi sinh vật có trách nhiệm, ngừng lạm dụng và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật sai mục đích; Thúc đẩy các hành vi lành mạnh để ngăn ngừa nhiễm trùng và sự lây lan của chúng, trong đó chú trọng nhân viên y tế, thú y, người chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản…

Đến năm 2045, kiểm soát cơ bản tình trạng kháng thuốc

Thực hiện giám sát bán thuốc kháng sinh theo đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc

Giải pháp để tăng cường hệ thống giám sát kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật ở người, động vật, môi trường và thương mại: Củng cố năng lực hệ thống giám sát kháng thuốc ở người, động vật và tại cộng đồng; Giám sát sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật để làm bằng chứng xây dựng, điều chỉnh hướng dẫn và các hoạt động can thiệp kịp thời ở cấp quốc gia và cấp cơ sở.

Chiến lực yêu cầu rà soát, cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn; Sử dụng thuốc kháng vi sinh vật lựa chọn ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe con người; Kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát sự đề kháng, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật.

Cơ quan chức năng phát triển công tác dược lâm sàng, triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh, quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn; Thực hiện giám sát bán thuốc kháng sinh theo đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc.

Chiến lược thực hiện 3 Đề án trọng điểm.

- Đề án về nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường Hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong y tế giai đoạn 2024 - 2030 do Bộ Y tế xây dựng và triển khai.

- Đề án về nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường Hệ thống giám sát quốc gia về sự kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong thú y giai đoạn 2024 - 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và triển khai.

- Đề án giám sát kháng thuốc trong môi trường giai đoạn 2024 - 2030 do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và triển khai./.

Đọc thêm

98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã Tin Y tế

98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

TTTĐ - Theo thống kê của Sở Y tế, toàn thành phố Hà Nội đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ Tin Y tế

Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ

TTTĐ - Sinh con là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy lo lắng, đặc biệt với các mẹ bầu lần đầu làm mẹ. Tại Bệnh viện Đa khoa Nghi Lộc, những dịch vụ chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé sẽ giúp hành trình vượt cạn trở nên an toàn, nhẹ nhàng và đáng nhớ hơn bao giờ hết.
Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm Tin Y tế

Số ca mắc sởi tăng nhanh, sốt xuất huyết giảm

TTTĐ - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9/11 đến 15/11), toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi (tăng 9 ca so với tuần trước đó); trong đó 20 ca mắc chưa tiêm chủng vắc xin và 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vắc xin phòng sởi.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên Tin Y tế

Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên

TTTĐ - Nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản, giúp các em có ý thức bảo vệ bản thân và xây dựng lối sống lành mạnh, Trung tâm Y tế quận Hà Đông đã phối hợp với các trường tổ chức các đợt truyền thông giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản ở độ tuổi vị thành niên.
Sàng lọc sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số Tin Y tế

Sàng lọc sơ sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số

TTTĐ - Hiện nay, với tiến bộ của y học, phương pháp xét nghiệm máu gót chân có thể phát hiện một số bệnh lý di truyền hoặc các rối loạn bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Phẫu thuật bệnh nhân 9 năm đeo hậu môn nhân tạo Tin Y tế

Phẫu thuật bệnh nhân 9 năm đeo hậu môn nhân tạo

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công cho một trường hợp bệnh nhân lồng ruột - ung thư đại tràng tái phát đã mang hậu môn nhân tạo 9 năm.
Phòng khám Y học Sài Gòn bị phạt sau vụ “vẽ bệnh, moi tiền” Nhịp sống phương Nam

Phòng khám Y học Sài Gòn bị phạt sau vụ “vẽ bệnh, moi tiền”

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế. Trong đó, hai phòng khám bị người dân phản ánh có hành vi “vẽ bệnh, moi tiền”, gồm: Phòng khám đa khoa Y học Sài Gòn và Phòng khám đa khoa Tháng Tám bị phạt nặng.
Mọi trẻ sinh non cần được chăm sóc sức khỏe tốt nhất Tin Y tế

Mọi trẻ sinh non cần được chăm sóc sức khỏe tốt nhất

TTTĐ - Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Bắc Ninh, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF tổ chức lễ mít tinh Việt Nam hưởng ứng Ngày thế giới vì trẻ sinh non.
Hút mỡ tại phòng khám thẩm mỹ, một bệnh nhân nhập viện cấp cứu Tin Y tế

Hút mỡ tại phòng khám thẩm mỹ, một bệnh nhân nhập viện cấp cứu

TTTĐ - Nam bệnh nhân nhập viện do viêm mô tế bào thành bụng vùng hạ vị và dương vật sau khi hút mỡ tại một phòng khám thẩm mỹ trên địa bàn Quận 10, TP HCM.
Tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu Tin Y tế

Tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu

TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội tổ chức tập huấn công tác tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Xem thêm