Tag
Tinh gọn bộ máy

Điều kiện tiên quyết để đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tin tức 04/03/2025 17:32
aa
TTTĐ - Bộ Chính trị, Ban Bí thư mới đây đã ban hành Kết luận số 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Kết luận nêu rõ, các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên thịnh vượng

Giảm bớt tình trạng chồng chéo

Những chủ trương này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, sự đồng thuận của các nhà quản lý, chuyên gia và Nhân dân. Qua đó thể hiện quyết tâm của Bộ Chính trị trong việc đảm bảo tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, nâng cao vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Trước đó, phát biểu tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, đây là một cuộc "cách mạng" tinh gọn tổ chức bộ máy, đòi hỏi sự quyết tâm chính trị cao nhất, hành động quyết liệt và đồng bộ của cả hệ thống chính trị.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất năng lực ngang tầm nhiệm vụ, có biên chế hợp lý; đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, vì việc tìm người, trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đánh giá cán bộ; có cơ chế hữu hiệu để sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín và sử dụng đối với người có năng lực nổi trội.

Để thực hiện thành công cuộc "cách mạng" này, điều quan trọng là sự vào cuộc đồng bộ của toàn hệ thống chính trị. Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần rà soát lại toàn bộ cơ cấu tổ chức, loại bỏ những tầng nấc trung gian không cần thiết, tinh giản biên chế đi đôi với nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ.

Chủ trương này không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức, mà còn là một bước đi quan trọng nhằm đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả điều hành, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Đây là cơ hội để bộ máy Nhà nước hoạt động một cách linh hoạt, hiện đại, hướng tới phục vụ Nhân dân tốt hơn.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội
PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, chủ trương nghiên cứu không tổ chức cấp huyện theo Kết luận số 127-KL/TƯ hướng đến tổ chức chính quyền theo mô hình 3 cấp (trung ương, tỉnh, xã), mang lại nhiều lợi ích quan trọng, đặc biệt trong việc tiết kiệm ngân sách, mở rộng dư địa phát triển và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ở địa phương.

Trước hết, theo ông Bùi Hoài Sơn, về mặt tài chính, việc tinh gọn bộ máy hành chính đồng nghĩa với việc giảm bớt biên chế, cắt giảm các khoản chi thường xuyên cho bộ máy cấp huyện, từ đó tiết kiệm đáng kể ngân sách nhà nước. Số tiền này có thể được tái đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng hơn như giáo dục, y tế, hạ tầng hoặc chuyển vào các chương trình an sinh xã hội, trực tiếp phục vụ đời sống người dân.

Ông Bùi Hoài Sơn nhận định, mô hình chính quyền 3 cấp sẽ giúp mở rộng không gian phát triển cho các địa phương. Khi bỏ cấp trung gian là cấp huyện, chính quyền cấp tỉnh sẽ trực tiếp quản lý cấp xã, từ đó có thể ra quyết định nhanh hơn, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính, giảm bớt tình trạng chồng chéo, trì trệ trong bộ máy. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

“Bên cạnh đó, việc xóa bỏ cấp huyện cũng giúp loại bỏ một số rào cản trong quản lý nhà nước. Hiện nay, một số chính sách khi triển khai xuống cơ sở thường phải qua nhiều cấp trung gian, gây chậm trễ và làm giảm hiệu quả thực hiện. Nếu cấp tỉnh có thể trực tiếp chỉ đạo cấp xã, việc thực thi chính sách sẽ nhanh hơn, minh bạch hơn và tránh được tình trạng phân tán trách nhiệm giữa các cấp chính quyền”, ông Bùi Hoài Sơn nói.

Mang lại nhiều lợi ích quan trọng

TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh: Việc giảm bớt một cấp trung gian sẽ giúp tinh gọn bộ máy, tiết kiệm ngân sách và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Cấp tỉnh sẽ trực tiếp quản lý cấp xã, phường mà không qua cấp quận, huyện (trong bài này gọi tắt là cấp xã, huyện), giúp rút ngắn quy trình ra quyết định. Đồng thời, chính quyền cấp xã sẽ phải vận hành hiệu quả hơn để đáp ứng yêu cầu quản lý trực tiếp từ cấp tỉnh.

Điều này đồng nghĩa với việc cấp xã sẽ được trao thêm quyền hạn, chịu trách nhiệm nhiều hơn trong các lĩnh vực quan trọng như quản lý đất đai, ngân sách và cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên, để đảm nhận tốt các nhiệm vụ này, cấp xã cần được bổ sung nhân sự, nâng cao năng lực quản lý tài chính và đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm cải thiện năng lực điều hành.

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Việc không tổ chức cấp huyện đòi hỏi sự tái cấu trúc cơ chế quản lý theo hướng tỉnh trực tiếp quản lý cấp xã, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số để bảo đảm bộ máy vận hành hiệu quả mà không gây xáo trộn lớn.

Trước hết, cấp tỉnh cần được tăng cường năng lực quản lý với một mô hình tổ chức linh hoạt hơn. Thay vì duy trì chính quyền cấp huyện, tỉnh có thể thiết lập văn phòng đại diện tại các huyện nhằm hỗ trợ điều hành và cung cấp dịch vụ công mà không cần một bộ máy chính quyền độc lập ở cấp này. Điều này giúp rút ngắn quy trình quản lý, giảm tầng nấc trung gian và nâng cao khả năng điều hành trực tiếp của tỉnh đối với cấp xã.

Đồng thời, chính quyền cấp xã sẽ được trao thêm quyền hạn và nguồn lực để chủ động giải quyết các vấn đề tại địa phương, thay vì phải chờ chỉ đạo từ cấp trung gian như trước. Việc phân cấp mạnh hơn sẽ giúp chính quyền cơ sở linh hoạt hơn trong quản lý đất đai, ngân sách và cung cấp dịch vụ công, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số đóng vai trò then chốt trong việc kết nối trực tiếp giữa tỉnh và xã. Việc xây dựng nền tảng dữ liệu số giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường minh bạch và cải thiện khả năng giám sát. Hệ thống chính quyền điện tử và ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ giúp giảm thiểu nhu cầu duy trì một bộ máy hành chính cồng kềnh, đồng thời đảm bảo các dịch vụ công được cung cấp một cách nhanh chóng, hiệu quả và không bị gián đoạn.

Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Trung tâm phục vụ hành chính công phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm).
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Trung tâm phục vụ hành chính công phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Tuy nhiên, để quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ, cần có một lộ trình thực hiện rõ ràng. Quá trình này phải được triển khai từng bước, từ việc điều chỉnh nhân sự, chuyển giao nhiệm vụ cho cấp xã đến đầu tư hạ tầng công nghệ nhằm bảo đảm chính quyền địa phương có đủ năng lực quản lý. Đồng thời, sự phối hợp chặt chẽ giữa tỉnh và xã, cùng với sự hỗ trợ từ trung ương, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính liên tục của bộ máy hành chính và hạn chế tối đa những gián đoạn có thể xảy ra đối với người dân và doanh nghiệp.

Với cách tiếp cận này, việc bỏ cấp huyện không chỉ giúp tinh gọn bộ máy nhà nước mà còn thúc đẩy hiệu quả quản lý, phù hợp với xu hướng hiện đại hóa hành chính và xây dựng chính quyền số trong bối cảnh mới.

Sau khi Kết luận 127 ban hành, bên cạnh các chuyên gia, người dân cả nước bày tỏ đồng tình ủng hộ với chủ trương của Đảng.

Đồng thuận với định hướng sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức chính quyền trung gian cấp huyện và tiếp tục sáp nhập các xã, bà Nguyễn Thị Thu, đảng viên phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: "Tôi rất tâm đắc với các dấu mốc thời gian để hoàn thành công việc. Việc tổ chức bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả sẽ là tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, cuộc sống Nhân dân ngày càng nâng cao, hạnh phúc hơn".

Đọc thêm

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường Tin tức

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

TTTĐ - Chiều 18/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 10 tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn. Theo đó, trao đổi với cử tri, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trong chiều 18/4, thành phố đã tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn.
Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước Tin tức

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận Tin tức

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

TTTĐ - Cán bộ Mặt trận các quận, huyện, thị xã phải tích cực tuyên truyền, giám sát và tham gia lấy ý kiến Nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng Tin tức

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả Tin tức

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả

TTTĐ - Sáng 18/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng các đại biểu Quốc hội Đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 Tin tức

Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

TTTĐ - Sáng 18/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới Tin tức

Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy Tin tức

Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy

TTTĐ - Chiều 17/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 4 (huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai) trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường Tin tức

Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm gợi ý 2 vấn đề Hà Nội quan tâm nghiên cứu triển khai trong thời gian tới. Một là, xây dựng chuyên đề về bảo đảm an toàn thực phẩm, không để cho sữa giả, thuốc giả, thực phẩm mất an toàn ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe người dân và du khách. Hai là, trong phát triển giáo dục - đào tạo, thành phố tính toán hỗ trợ thêm bữa ăn để tăng dinh dưỡng cho học sinh các cấp học trên địa bàn.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” Tin tức

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

TTTĐ - Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Xem thêm