Điều trị thành công 2 ca mắc suy tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp mới
![]() |
Với việc điều trị bằng laser và sóng cao tần, bệnh nhân không đau đớn, có thể xuất viện trong ngày, không gây biến chứng và gần như không tái phát. Sau 3 ngày, hai bệnh nhân này đã phục hồi tốt, không biến chứng và được xuất viện.
Bệnh nhân T.T.D phát hiện giãn các tĩnh mạch chi dưới hai bên từ nhiều năm, khi đứng lâu hay đi lại rất đau đớn. Sau đó, chân của bệnh nhân D bị xuất hiện các tĩnh mạch dưới da tạo thành những búi nổi dưới da.
Bệnh nhân D đã đến khám tại khoa Khám bệnh – Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E. Căn cứ vào kết quả thăm khám và siêu âm mạch cho bệnh nhân, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân D bị suy tĩnh mạch hiển lớn hai bên mức độ nặng (CEAP 4 – có triệu chứng).
Phương pháp mới can thiệp tĩnh mạch chi dưới
Bệnh nhân N.T.T. H cũng phát hiện suy tĩnh mạch chi dưới cách đây 5 năm, điều trị nội khoa và đi tất áp lực thường xuyên. Tuy nhiên, cách đây một tháng, tình trạng giãn tĩnh mạch chi dưới càng trở nên trầm trọng. Sau khi thăm khám và siêu âm mạch, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân này cũng suy tĩnh mạch hiển lớn phải mức độ nặng (CEAP 2 – có triệu chứng).
Sau khi được các bác sĩ Trung tâm tim mạch thông báo về tình trạng bệnh tật, các bệnh nhân đều tỏ ra vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, các bác sĩ tư vấn cho 2 bệnh nhân phương pháp điều trị mới căn bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới không cần phẫu thuật ở Trung tâm Tim mạch bằng kỹ thuật can thiệp nội nhiệt tĩnh mạch.
Dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của ThS. BS Trần Tuấn Hải – trưởng khoa C6, Viện tim mạch quốc gia, vào ngày 28/7, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã tiến hành can thiệp thành công 2 bệnh nhân mắc suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser và sóng cao tần.
ThS.BS Trịnh Thị Đông, người thực hiện trực tiếp ca can thiệp cho bệnh nhân D cho biết, với kỹ thuật này bệnh nhân sẽ được nong bóng và đặt giá đỡ tĩnh mạch (stent) chỉ qua một vết đâm kim ở vùng bẹn đùi. Sau khi thực hiện thủ thuật này, người bệnh có thể đi lại vài giờ sau mổ và có thể xuất viện trong ngày.
Tính ưu việt của phương pháp này, theo BS Đông, trước đây, khi điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bệnh nhân phải phẫu thuật rất phức tạp, mất nhiều máu và gây đau đớn, nhưng nguy cơ tái phát rất cao. Còn can thiệp nội nhiệt mạch sẽ không gây đau đớn, có thể xuất viện trong ngày, lại không gây biến chứng và gần như không tái phát. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được ứng dụng tại Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E. Trong 2 năm gần đây, kỹ thuật này mới phát triển mạnh ở Việt Nam.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Công tác y tế, phòng dịch được đảm bảo

Sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền 2 cấp

Thói quen nặn mụn bằng tay gây nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong

Chàng trai nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym quá sức

Đẩy mạnh phát triển y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại

"Gỡ khó" về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược

Bệnh viện Nam Thăng Long đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

Thêm bệnh viện thứ 15 hoàn thành triển khai bệnh án điện tử

Traphaco CNC: Nền tảng xanh cho chiến lược phát triển bền vững
