Tag
Đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10:

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

Giáo dục 17/04/2025 09:50
aa
TTTĐ - Trong cuộc đua “đăng ký trước, thi sau”, mỗi nguyện vọng đều như một đòn tâm lý cân não, nơi mà sai một bước, cả gia đình phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
Hà Nội chọn Ngoại ngữ là môn thứ 3 thi vào lớp 10 Thí sinh phải chọn nguyện vọng 1 và 2 cùng khu vực tuyển sinh Mốc thời gian cần nhớ tại kỳ thi lớp 10 công lập Hà Nội Chỉ tiêu vào lớp 10 công lập Hà Nội năm học 2025 - 2026 Chuẩn bị hành trang cho kỳ thi vào lớp 10 THPT

Chỉ còn một ngày nữa là hạn chót để hàng ngàn phụ huynh tại Hà Nội nộp “tờ xanh” - phiếu đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 cho con em mình. Tuy nhiên, thay vì sự chắc chắn, vững tâm, không ít cha mẹ đang rơi vào tình trạng “mất ăn mất ngủ”, đứng giữa muôn vàn băn khoăn, không biết nên đặt nguyện vọng thế nào cho “an toàn” mà vẫn không “phí điểm” của con.

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

Thời gian qua, rất nhiều phụ huynh điện thoại cả lúc đêm khuya nhờ các chuyên gia tư vấn: Làm thế nào chọn được trường phù hợp cho con khi chính phụ huynh cảm thấy “rối như tơ vò”; hay những câu hỏi được các bậc phụ huynh nêu ra nhiều nhất trong những ngày gần đây là: “Con em học tốt, nhưng liệu đủ điểm đỗ trường Yên Hòa hay Kim Liên không?”; “Nên chọn NV1 là Cầu Giấy hay Quang Trung, Trần Phú hay Việt Đức? Nếu không đỗ thì xuống đâu cho đỡ hụt?”; “Liệu có nên đánh cược vào NV1, hay chọn trường thấp hơn cho chắc?”...

Giáo viên cũng không dám chắc 100%

Chúng ta thường kỳ vọng giáo viên - những người theo sát học sinh trong suốt 9 năm - sẽ có cái nhìn chính xác nhất về năng lực của từng em. Sự thật là, ngay chính thầy cô cũng không thể đưa ra một dự đoán tuyệt đối, đặc biệt trong một kỳ thi nhiều áp lực và mang tính chọn lọc cực cao như vào lớp 10.

Với kinh nghiệm của mình, chị Nguyễn Thị Thanh Hải (tác giả cuốn sách Cùng con bước qua các kỳ thi) nhận thấy có 3 lý do khiến phụ huynh phải “cân não”: Điểm thi không phản ánh đúng 100% năng lực thực tế. Có học sinh học đều, ổn định suốt năm nhưng chỉ cần tâm lý dao động trong phòng thi là “đi tong” một môn.

Tỷ lệ chọi ngày càng khốc liệt. Mỗi điểm thi có thể đẩy học sinh rớt khỏi danh sách đỗ một cách đầy tiếc nuối. Sự chênh lệch giữa điểm thi thật và điểm kiểm tra trên lớp thường lớn hơn phụ huynh tưởng…

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai
Chị Nguyễn Thị Thanh Hải, tác giả cuốn sách Cùng con bước qua các kỳ thi

Nếu giáo viên - người hiểu học sinh nhất - còn không dám khẳng định chắc chắn thì lấy gì để phụ huynh không rơi vào cảm giác “đánh cược” khi đặt bút điền nguyện vọng?

“Đăng ký trước, thi sau”, không có cơ hội sửa sai

Tại một số địa phương, học sinh được thi trước - biết điểm rồi mới đăng ký nguyện vọng. Điều đó cho phép gia đình đưa ra lựa chọn chính xác hơn, giảm áp lực “chọn trường theo cảm tính”. Một số nơi khác, dù phải đăng ký trước, vẫn cho phép đổi nguyện vọng sau khi có kết quả thi.

Tuy nhiên, Hà Nội không như vậy. Một khi “tờ xanh” được nộp, nguyện vọng đã chốt. Dù điểm thi sau đó có cao hơn hay thấp hơn mong đợi, học sinh cũng không thể thay đổi lựa chọn.

Điều này biến kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội thành một cuộc đấu không có đường lùi, với sức nặng tâm lý đặt lên vai cả học sinh lẫn phụ huynh.

Điều đáng nói là trong khi kỳ thi đại học - được xem là bước ngoặt lớn hơn - cho phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thì kỳ thi vào lớp 10 lại “đóng cửa” mọi cơ hội linh hoạt.

Một học sinh lớp 9 chưa từng đi qua các kỳ thi lớn lại phải gánh một quyết định định đoạt tương lai cấp 3 của mình dựa trên một bản đăng ký “mù”, đặt niềm tin vào những con số chưa thành hình. Vì thế, phụ huynh lo lắng là điều dễ hiểu. Họ không sợ điểm con thấp - họ sợ đặt sai chỗ. Họ không thiếu kỳ vọng mà hệ thống thi cử không cho phép sửa sai.

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai
Các cuốn sách "Tư vấn kỳ thi vào 10" và "Cùng con bước qua các kỳ thi" của hai tác giả Bùi Ngọc Phúc - Nguyễn Thị Thanh Hải cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho phụ huynh và các con chuẩn bị trước kỳ thi vào lớp 10 THPT

Giải pháp nào cho áp lực này?

Về phía phụ huynh, nên chọn nguyện vọng phù hợp với năng lực thực tế và tâm lý của con, tránh “ham cao chê thấp” dẫn đến rớt toàn bộ. Một ngôi trường vừa sức, nơi con được phát triển, luôn tốt hơn một trường danh tiếng mà con phải “vật lộn để tồn tại”.

Về phía ngành Giáo dục, đã đến lúc cần nhìn nhận lại sự bất hợp lý trong quy trình tuyển sinh lớp 10 hiện tại. Cần tính đến việc cho học sinh biết điểm thi trước rồi mới đăng ký nguyện vọng hoặc ít nhất là mở cổng điều chỉnh nguyện vọng sau thi - như cách nhiều địa phương khác đã làm từ lâu.

Kỳ thi vào lớp 10 không chỉ là một cuộc thi học thuật mà còn là một bài kiểm tra sức bền tinh thần của cả gia đình. Vì thế, gia đình cần đồng hành cùng con với những lựa chọn đúng đắn.

Đọc thêm

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 Giáo dục

77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10

TTTĐ - 77 trường trung học tư thục trên địa bàn phố Hà Nội sẽ tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.
Hà Nội giao gần 3.000 chỉ tiêu lớp 10 cho các trường trung cấp Giáo dục

Hà Nội giao gần 3.000 chỉ tiêu lớp 10 cho các trường trung cấp

TTTĐ - Năm học 2025-2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên.
Học nghề hệ 9+ và cơ hội lập nghiệp cho bạn trẻ Giáo dục

Học nghề hệ 9+ và cơ hội lập nghiệp cho bạn trẻ

TTTĐ - Chương trình 9+ (chương trình đào tạo cho cả trung cấp hoặc cao đẳng liên thông từ trung cấp cho học sinh tốt nghiệp THCS) đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hướng đi phù hợp với những bạn trẻ mong muốn nhanh chóng gia nhập thị trường lao động hấp dẫn và đầy cạnh tranh hiện nay.
Tưng bừng khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025 Giáo dục

Tưng bừng khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025

TTTĐ - Sáng 16/4, tại trường Tiểu học chất lượng cao Tràng An (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm đã tổ chức khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025.
Vinh danh Trạng nguyên nhỏ tuổi trường Tiểu học Trung Tự Giáo dục

Vinh danh Trạng nguyên nhỏ tuổi trường Tiểu học Trung Tự

TTTĐ - Trường Tiểu học Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội vừa tổ chức Lễ trao giải Trạng nguyên nhỏ tuổi cấp trường.
Hơn 160.000 thí sinh đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trong ngày đầu Giáo dục

Hơn 160.000 thí sinh đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trong ngày đầu

TTTĐ - Tối 15/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin nhanh về tình hình ngày đầu tiên thí sinh tập dượt đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Từ lớp học truyền thống đến lớp học số hóa Giáo dục

Từ lớp học truyền thống đến lớp học số hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số trong giáo dục không còn là xu hướng, mà đã trở thành yêu cầu tất yếu. Việc ứng dụng công nghệ vào dạy học đang từng bước thay đổi cách giáo viên giảng dạy, cách học sinh tiếp cận tri thức, mở ra một không gian giáo dục linh hoạt, sáng tạo và hiện đại hơn.
Xem thêm