Gia Lai: Điều tra, xử lý thông tin vụ khai thác rừng trái phép
Hiện trường vụ phá rừng tan hoang
Bài liên quan
Gia Lai: Cây liên tiếp bị đốn hạ, rừng cháy tan hoang
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hoạt động phá rừng tại Kon Tum
Bình Phước: Còn nhiều vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng
50 ngàn đồng lâm tặc đã có thể đưa gỗ lậu ra khỏi cửa rừng
Kon Tum: Vụ rừng thông bị xâm hại, cơ quan chức năng phủ nhận
Bình Định: Xây dựng nhà máy, hàng trăm hecta rừng phòng hộ biến mất
Sau khi báo Tuổi trẻ Thủ đô có bài phản về việc cây liên tiếp bị đốn hạ, rừng cháy tan hoang, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo kiểm tra thực tế và xác minh thông tin mà báo chí đưa tin; Đồng thời, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, kịp thời ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đak Đoa, ngay sau khi báo chí phản ánh, Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy, chữa cháy rừng số 2 thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Đak Đoa, Hạt Kiểm lâm huyện và UBND xã Đak Sơ Mei tiến hành kiểm tra, xác minh hành vi phá rừng.
Cụ thể, qua kiểm tra, hiện trường chủ yếu là cây lồ ô và một số cây rừng có đường kính gốc 8 - 42cm, chiều dài thân cây 5 - 8 m. Ngoài ra, 4 gốc cây rừng (cây mít nài, sao, cầy) có đường kính trung bình 35 - 50cm đã bị xẻ thành các hộp gỗ nhỏ. Tại tiểu khu 420 (trên địa bàn xã Đak Sơ Mei, thuộc lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đak Đoa) có 4.500m2 rừng tự nhiên bị phá.
Hiện tại, lực lượng chức năng chưa xác minh được đối tượng phá rừng. Theo đó, Hạt Kiểm lâm huyện đã đưa toàn bộ số tang vật về trụ sở tạm giữ; đồng thời củng cố hồ sơ, điều tra, xác minh đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định.
Cũng trên địa bàn huyện Đak Đoa, cơ quan chức năng đã phát hiện vụ khai thác rừng trái phép tại tiểu khu 406, 408 (xã Hà Đông, thuộc lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đak Đoa). Ghi nhận tại hiện trường, 41 gốc cây bị chặt phá gồm thông năm lá, chò xót, giẻ trắng, đều có đường kính gốc 35 - 90cm.