Tag

Giảm dần quy mô, công suất khai thác nước ngầm

Thời sự 10/07/2019 10:49
aa
TTTĐ - Theo Nghị quyết điều chỉnh Quy hoạch vừa được HĐND TP Hà Nội biểu quyết thông qua, đến năm 2030, tỷ lệ dân cư đô thị trung tâm, dân cư đô thị vệ tinh và dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đều đạt 100%. TP cũng dừng hẳn việc khai thác nước ngầm tại các nhà máy tập trung ở khu vực phía Nam Hà Nội...

Giảm dần quy mô, công suất khai thác nước ngầm

Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục trình bày tờ trình tại Kỳ họp

Bài liên quan

Hà Nội ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn

Đến năm 2020, vận tải hành khách công cộng đáp ứng khoảng 21% nhu cầu

Sáng 10/7, tại Kỳ họp thứ 9, HĐND TP Hà Nội khóa XV đã biểu quyết, thông qua Nghị quyết về việc Điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 với 100% đại biểu có mặt tán thành.

Theo Nghị quyết, mục tiêu quy hoạch là đến năm 2020, tỷ lệ dân cư đô thị trung tâm được sử dụng nước sạch đạt 100%, tỷ lệ dân cư đô thị vệ tinh đạt 95-100%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 90-100%.

Đến năm 2030, tỷ lệ dân cư đô thị trung tâm được sử dụng nước sạch là 100%; tỷ lệ dân cư đô thị vệ tinh đạt 100%, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 90-100%. Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2020 đạt dưới 15%, đến năm 2030 đạt dưới 15%.

Để đáp ứng nhu cầu dùng nước của TP Hà Nội giai đoạn đến 2030, tầm nhìn 2030, cả hai nguồn nước là nguồn nước mặt và nước ngầm đều được sử dụng. Tuy nhiên quy mô khai thác nước ngầm được giảm dần. Giai đoạn đến 2025, TP sẽ dừng khai thác nước ngầm tại các trạm xử lý nước ngầm quy mô công suất quá nhỏ, hoạt động không hiệu quả và thay thế bằng nguồn nước mặt từ các nhà máy nước mặt công suất lớn.

Giai đoạn đến năm 2030 dừng khai thác nước ngầm tại các nhà máy nước ngầm Tương Mai, Pháp Vân, Hạ Đình là nơi có chất lượng nguồn nước ngầm xấu (hàm lượng sắt, độ nhiễm bẩn hữu cơ, hàm lượn amoni rất lớn) dẫn đến chi phí sản xuất nước rất cao nếu như yêu cầu nước sau xử lý phải đạt chất lượng theo quy chuẩn.

Quy hoạch cũng điều chỉnh trong giai đoạn đến năm 2030 dừng hẳn việc khai thác nước ngầm tại các nhà máy tập trung ở khu vực phía Nam Hà Nội. Giai đoạn đến năm 2050 dừng hẳn việc khai thác nước ngầm khu vực phía Tây Hà Nội. Quy mô khai thác nước ngầm tại các nhà máy tập trung tại khu vực trung tâm, khu vực phía Bắc, khu vực phía Đông Hà Nội giai đoạn 2020, 2030, 2050 giảm dần.

Các nhà máy nước ngầm giảm dần công suất và chuyển thành các trạm bơm tăng áp, nguồn nước dự phòng khi có nguồn nước mặt thay thế và dừng hoạt động từ giai đoạn 2050.

Như vậy, nguồn nước sông Hồng, sông Đà, sông Đuống được quy hoạch làm nguồn cung cấp nước thô cho các nhà máy nước mặt quy mô công suất lớn. Để đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước theo các giai đoạn của thành phố với việc giảm dần quy mô khai thác nước ngầm của từng khu vực, lưu lượng khai thác các nguồn nước mặt cũng tăng dần theo các giai đoạn. Quy mô khai thác nguồn nước mặt sông Hồng giai đoạn quy hoạch đến 2030 để cấp cho các nhà máy nước sông Hồng là 300 nghìn m3/ngày, nhà máy nước Bắc Thăng Long là 150 nghìn m3/ngày, nhà máy nước Tiến Thịnh là 25 nghìn m3/ngày...

Sông Đà được quy hoạch làm nguồn nước thô cấp cho nhà máy nước sông Đà, Xuân Mai, Ba Vì với quy mô công suất của từng nhà máy đến năm 2030 lần lượt là 900 nghìn m3/ngày, 300 nghìn m3/ngày, 100 nghìn m3/ngày.

Theo ông Lê Văn Dục, phương án quy hoạch sử dụng nguồn nước vừa bảo đảm cấp nước an toàn cho thành phố vừa bảo đảm việc khai thác sử dụng tài nguyên nước một cách ổn định và bền vững.

Báo cáo Thẩm tra của HĐND TP Hà Nội cho thấy, đồ án quy hoạch đã đánh giá được kết quả triển khai thực hiện Quy hoạch cấp nước Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 499/Q Đ-TTg ngày 21/3/2013, trong đó đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như việc triển khai xây dựng một số nhà máy nước mặt quy mô lớn để bổ sung nguồn cấp nước, một số dự án ưu tiên đầu tư như trạm biến áp, trạm bơm tăng áp chính chưa xây dựng; khu vực nông thôn nhiều dự án công trình nước sạch tập trung quy mô xã, liên xã thực hiện còn chậm so với quy hoạch được phê duyệt.

Đồng tình với Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, các đại biểu cho rằng Quy hoạch được chuẩn bị công phu nhằm triển khai chủ trương của Thành ủy, UBND thành phố về nâng cao dịch vụ cấp nước, bảo đảm sức khỏe người dân. Đây cũng là bước cụ thể hóa mục tiêu 100% người dân Thủ đô được dùng nước sạch.

Tuy nhiên đại biểu lưu ý cần kiểm soát chất lượng nước thông minh tại các nhà máy nước, thực hiện công khai chất lượng nước trên thông tin truyền thông.

Đọc thêm

Chính thức thí điểm trung tâm điều hành giao thông thông minh Xã hội

Chính thức thí điểm trung tâm điều hành giao thông thông minh

TTTĐ - Sáng 4/7, lãnh đạo TP Hà Nội đã bấm nút khai trương triển khai thí điểm Trung tâm điều hành giao thông thông minh.
Rà soát toàn bộ các kiến nghị của cử tri còn tồn tại Tin tức

Rà soát toàn bộ các kiến nghị của cử tri còn tồn tại

TTTĐ - Sáng 4/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc giải quyết kiến nghị cử tri từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay.
Quảng bá hình ảnh đất nước, con người, môi trường đầu tư thuận lợi của Việt Nam Tin tức

Quảng bá hình ảnh đất nước, con người, môi trường đầu tư thuận lợi của Việt Nam

TTTĐ - Tối 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc rất tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6-3/7 theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo.
Đến năm 2030, Đồng Nai trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao Tin tức

Đến năm 2030, Đồng Nai trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 586/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gia đình đa văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc

Chiều 3/7, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm gia đình anh Jang Yeong Gak và chị Vũ Thái Linh - gia đình đa văn hóa Việt - Hàn ở thành phố Osan, tỉnh Gyeonggi.
Giám sát đến cùng để có kết quả, sản phẩm cụ thể Tin tức

Giám sát đến cùng để có kết quả, sản phẩm cụ thể

TTTĐ - Quan điểm xuyên suốt trong lãnh đạo của thành phố là tất cả các việc nêu ra sẽ tập trung giải quyết và có kết quả, sản phẩm cuối cùng. HĐND TP, Thường trực HĐND TP Hà Nội sẽ giám sát đến cùng để có những kết quả, sản phẩm cụ thể.
Thay thế ngay cán bộ không đủ năng lực, thiếu tinh thần phục vụ Tin tức

Thay thế ngay cán bộ không đủ năng lực, thiếu tinh thần phục vụ

TTTĐ - Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24-CT/TU, UBND TP Hà Nội sẽ xử lý thay thế ngay các trường hợp cán bộ vi phạm, không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là không có tinh thần, thái độ, tâm thế phục vụ người dân, doanh nghiệp…
Nâng cao năng lực, văn hoá người làm báo Thủ đô Thời sự

Nâng cao năng lực, văn hoá người làm báo Thủ đô

TTTĐ - Chiều 3/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 7/2024. Đồng chí Phạm Thanh Học, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị.
Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả Tin tức

Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả

TTTĐ - Theo đại biểu Vũ Đức Bảo, thực tế đặt ra phải thay thế một số chuyên viên, trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Người đứng đầu các sở, ngành, địa phương cần quan tâm, đôn đốc đội ngũ trưởng, phó phòng, cán bộ tham mưu, tránh xảy ra tình trạng như doanh nghiệp đã phản ánh “gặp trưởng, phó phòng khó hơn gặp giám đốc”.
Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai Tin tức

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai

TTTĐ - Ngày 3/7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 17, các đại biểu HĐND TP đã nêu câu hỏi chất vấn, đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với một số dự án, công việc còn chậm triển khai.
Xem thêm