Giáo dục số và tương lai hậu COVID-19
Thúc đẩy hợp tác Việt-Úc trong giáo dục số Giúp trẻ tiếp cận chương trình giáo dục sớm tiêu chuẩn quốc tế Tác giả của dòng sách “Nuôi dưỡng tâm hồn” đến Việt Nam chia sẻ về giáo dục sớm |
Sự kiện thu hút sự tham gia trực tiếp của nhiều đại diện là lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, lãnh đạo Sở GD&ĐT, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Long An, cùng các giáo viên, cán bộ quản lý của các Phòng GD&ĐT, các trường học và các đơn vị đào tạo tỉnh Long An. Ngoài ra sự kiện đón tiếp hơn 1.000 người tham dự trực tuyến qua nền tảng Microsoft Teams.
“Ngày hội Công nghệ Giáo dục Long An 2022 - Tương lai Giáo dục hậu COVID” giới thiệu các giải pháp, mô hình giáo dục tương lai |
Theo “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/6/2020, Việt Nam đặt mục tiêu kép vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu. Trong đó, “Giáo dục số” là một trong 8 ngành đang được ưu tiên chuyển đổi số trước, đóng vai trò ươm mầm và bồi dưỡng lực lượng lao động trình độ cao bắt kịp thời đại 4.0.
Bộ GD&ĐT đưa ra ưu tiên cấp bách hàng đầu hiện nay là phải đổi mới giáo dục thông qua chuyển đổi số nhằm giảm thiểu gián đoạn giáo dục trong tương lai. Chia sẻ về vấn đề này, Sở GD&ĐT tỉnh Long An cho biết trong những năm qua các cấp lãnh đạo luôn quan tâm chỉ đạo quyết liệt công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của ngành GD&ĐT. Theo đó 100 các đơn vị giáo dục đều có đầy đủ về cơ sở tầng, dữ liệu số, các nền tảng, ứng dụng và dịch vụ, nhân lực.
Ông Nguyễn Hồng Phúc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An, cho biết: “Bên cạnh những mặt đạt được, ngành GD&ĐT tỉnh Long An cũng đang phải đối mặt với một số những khó khăn như cơ sở vật chất, hạ tầng mạng, trang thiết bị… còn lạc hậu, chưa đồng bộ, và chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu để phục chuyển đổi số…”.
Ông Phúc cũng nhấn mạnh thêm: “Trong bối cảnh bình thường mới, chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo chất lượng đào và quản lý, hướng đến phát triển bền vững; Góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho tỉnh Long An nói riêng và cho cả nước nói chung.
Do đó, Sở GD&DT mong muốn tận dụng hơn nữa những tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số”.
Tại chương trình, ông Phùng Việt Thắng, Giám đốc Kinh doanh Microsoft Việt Nam cho biết: “Tại Microsoft, chúng tôi luôn nỗ lực trao quyền cho học sinh hôm nay để tạo ra thế giới ngày mai.
Tương lai của giáo dục là học tập kết hợp - hybrid learning và để thực hiện được điều đó, Microsoft đã xây dựng Khung Chuyển đổi số Giáo dục dựa trên nghiên cứu và nhiều thập kỷ làm việc với các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo trường học và các nhà giáo dục trên thế giới, thông qua 4 trụ cột chính là: Lãnh đạo và chính sách; Dạy và học; Môi trường thông minh; Sự thành công của học sinh và nhà trường.
Chuyển đổi số giáo dục không chỉ là việc có thể tổ chức giảng dạy và học tập từ bất kỳ đâu, mà quan trọng hơn còn là việc cá nhân hóa trải nghiệm và tạo ra các phương pháp tương tác mới có khả năng tiếp cận và truyền cảm hứng cho tất cả mọi người".
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia giáo dục của Microsoft đã chia sẻ hệ sinh thái giải pháp thúc đẩy giáo dục số lấy học sinh làm trung tâm, bao gồm 4 yếu tố là: Môi trường; Nền tảng; Công cụ và Sự sáng tạo.
Bên cạnh các nền tảng và công cụ thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục từ Microsoft Việt Nam, các nhà quản lý và lãnh đạo các trường còn được tham quan và trải nghiệm trực tiếp những giải pháp công nghệ thúc đẩy giáo dục số từ các đối tác của Microsoft là Lenovo và Flexidata để có lời giải toàn diện cho tương lai của giáo dục hậu COVID-19.