Giao lưu với nhà văn Chu Lai- "Một đời lính, một nghiệp văn"
![]() |
Sự kiện là duyên lành hội ngộ để độc giả và bạn văn cùng trò chuyện với nhà văn Chu Lai về những kỷ niệm thời chiến, về câu chuyện "bếp núc" nghề văn và sức sống dài lâu của những tác phẩm văn học mang chủ đề người lính.
Bài liên quan
Tin rằng bạn trẻ sẽ đọc “Hà Nội, mũ rơm và tem phiếu” để biết cha ông một thời đã sống như thế
Để trẻ dại và thơ mộng qua "Mảnh vỡ thanh xuân" cùng Phan Thuận
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Trần Lê Khánh là một điều mới mẻ, một tinh thần khác"
"Hẹn hò" nhà văn Nguyễn Nhật Ánh "Làm bạn với bầu trời" cuối tuần này tại Hà Nội
Từ tiểu thuyết đầu tiên "Nắng đồng bằng" (1978) đến tác phẩm gần đây nhất "Mưa đỏ" (2016), qua hơn bốn thập kỷ cầm bút viết về đề tài chiến tranh cách mạng, nhà văn Chu Lai đã đi một hành trình dài với nhiều chiêm nghiệm.
Bước ra từ chiến trường với 10 năm làm lính đặc công đã góp phần tạo nên một nhà văn viết về chiến tranh tầm cỡ của Việt Nam. Hàng chục tác phẩm ra đời đã được đông đảo độc giả đón nhận nhưng chưa khi nào nhà văn Chu Lai ngừng suy ngẫm và trăn trở. “Khi nào tôi còn neo vào hơi thở cần lao, còn hết lòng yêu thương con người, tôi còn tạo cho nhịp điệu trái tim mình”. Những trang giấy trong căn phòng sáng tác chính là cái neo tâm hồn, tính cách ông vào cuộc đời.
![]() |
Sự kiện "Giao lưu với nhà văn Chu Lai - Một đời lính, một nghiệp văn" với sự tham dự của nhà văn Chu Lai là một duyên lành hội ngộ của những độc giả yêu văn học và mến mộ cây đại thụ của văn học thời chiến ấy.
Thế hệ đi trước họ đã sống dưới thời kỳ chiến tranh, đã trải nghiệm chiến tranh và đã viết nên những tác phẩm để lại những bài học sâu sắc nhất mà các thế hệ sau, sau nữa vẫn luôn trân trọng. Bởi vậy, sự kiện có thể coi là dịp để thế hệ độc giả mới chúng ta được hiểu hơn về câu chuyện chiến tranh, về quá trình sáng tạo nên những tác phẩm thuộc về quá khứ xa xôi nhưng vẫn còn nguyên giá trị đến tận ngày hôm nay. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để chúng ta cùng nhìn lại về quá khứ, hiện tại và cả tương lai nhân dịp kỷ niệm 65 năm giải phóng Thủ đô 10/10/1954 - 10/10/2019.
![]() |
Sự kiện được tổ chức bởi Đinh Tị Books với mong muốn tri ân nhà văn Chu Lai - một “cây đại thụ” của văn học Việt thời chiến và nhân dịp ra mắt 4 cuốn sách tiêu biểu nhất của nhà văn: "Nắng đồng bằng", "Ăn mày dĩ vãng", "Phố" và "Mưa đỏ". Đây là những cuốn tiểu thuyết từng làm nên tên tuổi của "cây đại thụ" văn học thời chiến ấy trong một diện mạo mới, một dấu ấn mới mà Đinh Tị Books đã dành nhiều tâm huyết xuất bản.
Sự kiện có sự tham gia của nhà văn Chu Lai, diễn giả khách mời nhà văn Võ Thị Xuân Hà – Nguyên Trưởng Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) cùng sự góp mặt đặc biệt của nhà thơ Nguyễn Quang Hưng và nhà thơ Lữ Mai hứa hẹn sẽ mang đến một chương trình giao lưu thú vị dành cho độc giả đến tham dự.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển

Các nhà thơ Tây Ban Nha "Cùng Việt Nam" khát vọng hòa bình

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc tỉnh Ninh Thuận lần thứ 4

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc

Đọc sách - con đường hướng đến thành công
