Tag

Gợi ý đáp án thi tốt nghiệp THPT môn Văn

Giáo dục 28/06/2023 10:54
aa
TTTĐ - Sáng 28/6, hơn 1 triệu thí sinh cả nước thi môn đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 - môn Ngữ văn. Dưới đây là gợi ý đáp án đề thi tốt nghiệp THPT 2023 môn Văn để phụ huynh và các học sinh tham khảo.
Đề thi môn Ngữ văn và gợi ý đáp ánĐề thi môn Ngữ văn không làm khó thí sinh
Gợi ý đáp án thi tốt nghiệp THPT môn Văn
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Ngữ văn

Gợi ý đáp án môn Ngữ văn từ các giáo viên của Hệ thống Giáo dục HOCMAI

Phần

Câu

Nội dung

I

ĐỌC HIỂU

1

- Thể thơ của đoạn trích: Tự do

2

- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè trong đoạn thơ: tiếng sấm gõ, gió, cát bay, lá bay, đá bay.

3

- Biện pháp tu từ so sánh: “Mưa ròng ròng”-“như”-“triệu ngón tay” “lùa vào trong cổ”

- Tác dụng:

+ Làm tăng tính gợi hình cho sự diễn đạt về cơn mưa, khiến hình ảnh những giọt mưa trở nên sinh động, chân thực hơn.

+ Thể hiện cảm xúc thích thú, vui sướng của nhân vật trữ tình khi đứng dưới cơn mưa, cảm giác được trở về với kí ức của những trò chơi tuổi thơ.

4

Thí sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân và cần lí giải hợp lí. Sau đây là gợi ý:

- “Cơn giông” của riêng mình là những khó khăn, thử thách, những trạng thái tiêu cực, những tình huống khó khăn xuất hiện trong cuộc đời của mỗi người. “Đi qua cơn giông” đó là vượt qua được những sự khó khăn, tiêu cực đó để có thể trưởng thành và vững vàng hơn trong cuộc sống.

- Bài học về lẽ sống có thể được rút ra qua dòng thơ: phải biết đối mặt, chấp nhận và vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Từ đó mỗi người sẽ vững vàng và trưởng thành hơn.

II

LÀM VĂN

1

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống..

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết của việc cân bằng cảm xúc trong cuộc sống; Đảm bảo hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể theo hướng:

- Cảm xúc (buồn, vui, tức giận...) của mỗi con người góp phần quan trọng, thậm chí ảnh hưởng lớn tới con người trong suy nghĩ, hành động. Do đó việc hiểu, quản lí và kiểm soát cảm xúc sẽ giúp hạn chế các hành động thiếu suy nghĩ và tránh những hậu quả về thể chất và tinh thần của bản thân.

- Thực hiện tốt việc cân bằng cảm xúc sẽ giúp cho chúng ta đưa ra những quyết định đúng đắn và vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc đời, từ đó hiểu rõ bản thân mình hơn.

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; Có cách diễn đạt mới mẻ.

2

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; Từ đó, nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích.

a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân thể hiện qua các khía cạnh nội dung và nghệ thuật có trong đoạn trích.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt” và đoạn trích.

* Phân tích nội dung đoạn trích:

- Đoạn trích mở ra với tiếng trống thúc thuế dồn dập, vội vã, nhấn mạnh sự bóc lột đến tận cùng của bè lũ phát xít Nhật và tình cảnh đói kém, khốn khổ của người dân:

+ Bức tranh hiện thực u ám: “Đàn quạ [...] hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen”.

+ Sự bóc lột của bè lũ phát xít thể hiện qua lời than thở của bà cụ Tứ: “Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế”.

+ Tình cảnh khốn khổ, đường cùng của người dân thể hiện qua lời bà cụ Tứ: “Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu con ạ…” và hành động bà lão ngoảnh vội ra ngoài, không để con dâu nhìn thấy mình khóc. Đó là giọt nước mắt của sự bất lực, không tìm ra được lối thoát.

- Trong tình cảnh khốn cùng ấy, câu chuyện của người con dâu đã mở ra một hướng đi mới, một con đường mới:

+ Để thoát khỏi ách áp bức, bóc lột và sự đói nghèo, cùng quẫn, người dân cần đứng lên đấu tranh: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy”.

- Lời Tràng hỏi vội trong bữa ăn: “Việt Minh phải không?” và hình ảnh đoàn người kéo nhau đi phá kho thóc, phía trước có lá cờ đỏ bay phấp phới là sự khẳng định về con đường đúng đắn mà người vợ nhặt đã kể ra trước đó, đồng thời thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của người nông dân khi làm cách mạng.

* Nhận xét về nghệ thuật trong đoạn trích:

- Ngôn ngữ kể chuyện sinh động hắc họa nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại sinh động.

- Hình ảnh, âm thanh giàu sức gợi, giàu tính biểu tượng.

* Cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân:

- Cái nhìn cảm thông sâu sắc với số phận đói khổ, cùng cực của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cách kết thúc truyện cũng thể hiện được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Kim Lân khi tin tưởng, trân trọng sức sống mạnh mẽ bên trong con người.

- Nhận thức trực diện về nguyên nhân dẫn đến tình cảnh nghèo đói, khổ sở của người nông dân và con đường đúng đắn để giải quyết tình trạng đó. Chỉ có đi theo cách mạng, đứng lên đấu tranh chống lại cái bạo tàn, áp bức mới có thể bảo vệ được hạnh phúc và sự bình yên của những người thân yêu. Thể hiện được niềm tin vào cách mạng, tin rằng đây chính là con đường sáng có thể giúp con người giải thoát khỏi những đói nghèo, bất công, áp bức.

* So sánh cách nhìn nhận đời sống của nhà văn Kim Lân với một số tác giả khác cùng viết về đề tài người nông dân đương thời:

- Tương đồng: Cảm thông với số phận bất hạnh; Trân trọng và tin tưởng vào những phẩm chất tốt đẹp của con người; Lên án những tội ác vùi dập quyền sống của con người...

- Điểm đặc biệt trong cách nhìn nhận của Kim Lân là nhìn thấy được hướng đi và sự dẫn dắt đúng đắn của Cách mạng để đưa người dân thoát khỏi cảnh sống bần cùng, lầm than.

d. Chính tả, ngữ pháp

Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm