Tag

Góp phần xây dựng Cảnh sát cơ động chính quy, hiện đại

Thời sự 22/10/2021 11:00
aa
Dự án Luật Cảnh sát cơ động là nội dung được các đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm nhất tại phiên thảo luận tổ. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu luật này được thông qua sẽ góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động tiến thẳng lên chính quy, hiện đại, bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong thời gian tới.
Quang cảnh buổi thảo luận tổ về dự án Luật Cảnh sát cơ động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.
Quang cảnh buổi thảo luận tổ về dự án Luật Cảnh sát cơ động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.

Từ thực tiễn quá trình nhiều năm công tác và giữ cương vị lãnh đạo ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, đại biểu Quốc hội, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho rằng, Cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt chuyên trách thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013 quy định cơ cấu, gồm: Lực lượng tác chiến đặc biệt; lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm; bảo vệ mục tiêu; huấn luyện sử dụng động vật nghiệp vụ. Cảnh sát cơ động là đơn vị trực thuộc Bộ Công an, thực hiện cả chức năng, nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội như các đơn vị thuộc lực lượng An ninh nhân dân và Cảnh sát nhân dân.

Thiếu tướng Vũ Hồng Văn (ngoài cùng bên trái) đóng góp ý kiến vào dự án Luật Cảnh sát cơ động.
Thiếu tướng Vũ Hồng Văn (ngoài cùng bên trái) đóng góp ý kiến vào dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Về quy định hệ thống tổ chức và cơ cấu lực lượng Cảnh sát cơ động, Thiếu tướng Vũ Hồng Văn đề xuất chọn phương án 1. Bởi lẽ, cơ cấu của lực lượng Cảnh sát cơ động có thể được thay đổi, điều chỉnh theo yêu cầu, tình hình thực tiễn áp dụng biện pháp vũ trang.

Là người dành nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu dự án Luật Cảnh sát cơ động, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay, đặc biệt trước sự phá hoại của các thế lực thù địch, hoạt động manh động của tội phạm, nhất là tội phạm sử dụng vũ khí “nóng”, theo kiểu xã hội “đen”, nên việc ban hành Luật Cảnh sát cơ động thực sự rất cần thiết.

Dự án Luật Cảnh sát cơ động được xây dựng dựa trên Pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013. Việc nâng thành luật để điều chỉnh phạm vi tốt hơn cho lực lượng Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Thực tế, lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc Bộ Công an nhưng nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm là sử dụng công cụ hỗ trợ, vũ khí để ngăn chặn các hành vi bạo lực, gây rối trật tự công cộng, phá hoại, cản trở, xâm phạm đến lợi ích của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. Cảnh sát cơ động còn thực hiện các nhiệm vụ khác như tuần tra, bảo vệ các mục tiêu quan trọng, vận chuyển hàng đặc biệt.

Theo đại biểu Quản Minh Cường, khi lực lượng Cảnh sát cơ động sử dụng biện pháp vũ trang trấn áp sẽ động chạm đến quyền cơ bản của công dân, có thể xâm phạm đến lợi ích của tổ chức nhà nước nên việc quy định thành luật sẽ hạn chế được mức thấp nhất, thậm chí không còn hiện tượng lạm quyền, vượt quyền hoặc vi phạm pháp luật.

 Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường đóng góp ý kiến vào dự án Luật Cảnh sát cơ động.
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường đóng góp ý kiến vào dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Dẫn thí dụ, một đối tượng dùng lựu đạn khống chế con tin, khi lực lượng Cảnh sát cơ động xông vào giải thoát, nếu đối tượng cho nổ lựu đạn, chiến sĩ cảnh sát cơ động có thể hy sinh, con tin cũng có thể bị tổn hại, những người chung quanh gần hiện trường cũng có thể bị thương tật. “Trong trường hợp này, nếu luật pháp không quy định chặt chẽ rất dễ dẫn đến tình trạng không dám làm vì quy định không cho phép; còn nếu làm có khi sẽ vi phạm pháp luật. Do vậy, ở đây luật phải quy định cụ thể trong trường hợp nào anh được phép tấn công, tiêu diệt”, đại biểu Quản Minh Cường nói.

Vấn đề quan trọng nhất là chống lạm quyền, vì khi giao quyền lực mà chúng ta không có cơ chế, chế tài kiểm soát sẽ dẫn đến lạm quyền, xâm hại lợi ích cá nhân, tổ chức. Trong dự án Luật Cảnh sát cơ động quy định rất rõ chức năng, quyền hạn, phương tiện, công cụ trong trường hợp nào được sử dụng. Chỉ có làm đúng quy định như vậy mới chống được lạm quyền.

Về nguyên tắc, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cán bộ, công chức chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép, còn công dân được làm những điều mà pháp luật không cấm.

Cũng theo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, lực lượng Cảnh sát cơ động là đơn vị được xác định xây dựng tiến thẳng lên chính quy, hiện đại. Vì vậy, để chính quy phải có một bộ máy, tổ chức rất hoàn thiện, cơ cấu khoa học, hợp lý, đào tạo bài bản, trang bị phương tiện hiện đại, chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới. Muốn được điều này, phải có công cụ bằng văn bản luật để điều chỉnh từ tổ chức, sử dụng vũ khí, phương tiện, hậu cần phục vụ...

“Trong bối cảnh hiện nay khi tội phạm sử dụng các phương tiện hiện đại để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, thì chúng ta cần có những thiết bị hiện đại hơn mới trấn áp được. Do đó, vừa qua Bộ Công an đã thành lập các đơn vị không quân, kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động rất quan trọng để tiến thẳng lên chính quy, hiện đại. Ngoài được trang bị công cụ, phương tiện hiện đại, đòi hỏi Cảnh sát cơ động phải có trình độ pháp luật, hiểu biết và áp dụng pháp luật một cách tốt nhất, song hành với tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ.

Một số đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cũng cho rằng, để bảo đảm tính thống nhất, tránh trùng lắp về mặt nội dung của hệ thống pháp luật, Luật Cảnh sát cơ động xây dựng theo hướng quy định Cảnh sát cơ động phải kết hợp chặt chẽ biện pháp vũ trang với các biện pháp khác của lực lượng Công an nhân dân trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

TTTĐ - Sáng 20/10, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội dưới sự chủ trì của ...

Cử tri Hà Nội kiến nghị với Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội nhiều vấn đề dân sinh “nóng” Cử tri Hà Nội kiến nghị với Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội nhiều vấn đề dân sinh “nóng”

Hôm nay, ngày 20/10, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XV chính thức khai mạc và tiến hành một phần Kỳ họp theo hình ...

Sáng nay, khai mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV Sáng nay, khai mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

TTTĐ - Sáng nay (20/10), kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. ...

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV sẽ họp trực tuyến kết hợp trực tiếp Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV sẽ họp trực tuyến kết hợp trực tiếp

TTTĐ - Sáng nay (11/10), tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và phát ...

HĐND TP Hà Nội khóa XVI điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ họp thứ 2 sang ngày 22-23/9 HĐND TP Hà Nội khóa XVI điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ họp thứ 2 sang ngày 22-23/9

TTTĐ - Ngày 11/9, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đã có Thông báo số 30/TB-HĐND về việc điều chỉnh thời gian tổ chức ...

Cử tri Hà Nội mong muốn đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, sớm đạt miễn dịch cộng đồng Cử tri Hà Nội mong muốn đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, sớm đạt miễn dịch cộng đồng

TTTĐ - Cử tri Hà Nội mong muốn đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 để tạo miễn dịch trong cộng đồng, giúp ...

Theo Nhân dân

Đọc thêm

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai Tin tức

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai

TTTĐ - Ngày 3/7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 17, các đại biểu HĐND TP đã nêu câu hỏi chất vấn, đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với một số dự án, công việc còn chậm triển khai.
Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng Tin tức

Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng

TTTĐ - Quan điểm chỉ đạo của TP Hà Nội là phải đo lường, đo đếm được kết quả cụ thể về các chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng. Cách làm này của TP để từng đơn vị, sở, ngành, địa phương nhìn thấy mình đang đứng ở đâu, so sánh với các đơn vị khác để phấn đấu.
Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả Tin tức

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP ở một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Tất cả những biểu hiện này dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.
Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Tin tức

Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm. Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần được HĐND TP Hà Nội chất vấn để kịp thời chấn chỉnh.
Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Thời sự

Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với một số địa phương để thúc đẩy tiến độ triển khai các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025 Tin tức

Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025.
Xem thêm