Hà Nội biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương
Các em học sinh tham quan di tích Nhà tù Hỏa Lò
Bài liên quan
Điểm lại những sự kiện giáo dục tiêu biểu năm 2019
Học sinh Hà Nội bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý từ ngày nào?
Sở GD – ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến giới thiệu sách giáo khoa lớp 1
Hoàn thành công bố giá sách giáo khoa lớp 1 mới trước ngày 15/2/2020
“Vì mái trường xanh” chung tay xây dựng ý thức bảo vệ môi trường
Đối với cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương gồm một số vấn đề cơ bản hoặc thời sự về lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống quê hương; lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa; phong tục, tập quán địa phương; địa lý, dân cư; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.
Cùng với đó là một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỷ cương, pháp luật; bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương, an toàn giao thông. Nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong hoạt động trải nghiệm. Nội dung còn được tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, từ thiện vì cộng đồng tại địa phương; các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học.
Cùng với đó, nghiên cứu, sưu tầm, lựa chọn nội dung, tổ chức biên soạn tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học đảm bảo nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình hoạt động trải nghiệm và được tích hợp trong dạy học các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phù hợp từng lứa tuổi học sinh tiểu học và đặc điểm vùng miền, điều kiện địa phương.
Đối với cấp trung học, nội dung giáo dục địa phương được biên soạn thành bộ tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội có vị trí như sách giáo khoa với nội dung về giáo dục địa phương thuộc 7 lĩnh vực: Văn hóa, lịch sử truyền thống; địa lý, kinh tế, hướng nghiệp; chính trị - xã hội, môi trường được thực hiện ở các môn học lịch sử, địa lý, ngữ văn, giáo dục công dân, âm nhạc, mỹ thuật, công nghệ, sinh học. Nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS, THPT có vị trí tương đương các môn học bắt buộc, thời lượng 35 tiết/năm học/lớp, từ lớp 6 đến lớp 12.
Cấu trúc tài liệu: Bộ tài liệu được sắp xếp theo từng khối lớp, từ lớp 6 đến lớp 12; tài liệu được biên soạn theo từng bài học, chủ đề hoặc theo nhóm chủ đề; có hình ảnh minh họa phong phú và hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài phù hợp với đối tượng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông Thủ đô.
Nội dung giáo dục địa phương là nội dung giáo dục bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm thực hiện mục tiêu môn học, giúp học sinh gắn kết những kiến thức được học với những vấn đề văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường của Hà Nội.
Từ đó, góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.