Tag

Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn xây trường chuẩn quốc gia

Giáo dục 14/08/2022 14:47
aa
TTTĐ - Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất tháo gỡ khó khăn cho công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố như cho phép tính diện tích sàn sử dụng thay thế cho diện tích đất, cho phép nâng tầng các khối xây dựng.
Trường THCS Nguyễn Du đón nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia “Cơ duyên” với trường chuẩn quốc gia của thầy giáo vùng cao Chương trình nông thôn mới làm nên những ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia

Đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, một trong số những kết quả nổi bật của ngành GD&ĐT Thủ đô trong năm học 2021-2022 là việc đã hoàn thành công tác rà soát toàn bộ mạng lưới trường học đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn xây trường chuẩn quốc gia
Trường chuẩn quốc gia góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Theo đó, tính đến hết tháng 6/2022, toàn thành phố có 2.835 trường học với 70.199 lớp và hơn 2,2 triệu học sinh cùng 138.090 giáo viên, là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước.

Toàn ngành cũng đã triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19. Lần đầu tiên, lễ khai giảng chung toàn thành phố đã được tổ chức và phát trực tiếp trên sóng truyền hình.

Thành phố đã rà soát, trợ cấp, hỗ trợ, tặng quà 1.233 cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh với tổng số tiền hơn 4 tỷ đồng. Chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã tổ chức trao hơn 10.000 thiết bị với giá trị ước tính trên 30 tỷ đồng giúp các em học sinh có điều kiện học trực tuyến.

Công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập được quan tâm. Sở GD&ĐT Hà Nội đã tham mưu UBND TP trình HĐND TP ban hành 8 Nghị quyết về lĩnh vực GD&ĐT.

Năm học 2021-2022, trên địa bàn thành phố có 51 trường được xây mới, thành lập mới với tổng mức đầu tư khoảng 2.885 tỷ đồng; Cải tạo, sửa chữa 605 trường với tổng kinh phí gần 5.008 tỷ đồng; Bố trí 1.464 tỷ đồng (từ nguồn ngân sách của thành phố và các quận, huyện, thị xã) để mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu cho các trường trực thuộc.

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và trường chất lượng cao được tập trung thực hiện. Tính đến tháng 6/2022, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 64,3%, trong đó trường công lập là 79%. Thành phố cũng đã triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng 7 trường liên cấp tiên tiến, hiện đại có diện tích 5ha trở lên trên địa bàn.

Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác GD&ĐT có nhiều tiến bộ. Vừa qua, Sở đã khánh thành Trung tâm điều hành giáo dục thông minh thành phố Hà Nội phục vụ công tác quản trị, điều hành các hoạt động giáo dục trên toàn thành phố.

Hệ thống tuyển sinh trực tuyến vào các trường mầm non, lớp 1, 6 và 10 hoạt động hiệu quả, được Nhân dân ủng hộ. Học sinh Hà Nội đã đạt 125 giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và 63 huy chương, giải thưởng tại các kỳ thi cấp quốc tế.

Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù xây trường chuẩn quốc gia

Để triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo, ngành GD&ĐT Hà Nội đề ra một số giải pháp. Cụ thể: Thành phố thực hiện công tác bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ đúng chuyên môn, sở trường; Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo để nâng cao năng lực, hiệu quả công tác tham mưu, giải quyết công việc, công tác dạy và học.

Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn xây trường chuẩn quốc gia
Hà Nội đề xuất cho phép tính diện tích sàn sử dụng/học sinh thay thế cho diện tích đất/học sinh

Triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ lĩnh vực GD&ĐT cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII thành phố Hà Nội cùng các chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Thành ủy, HĐND, UBND TP và thích ứng với thời kỳ bình thường mới trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; Nghiên cứu, tham mưu Thành ủy, HĐND, UBND thành phố ban hành các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực GD&ĐT phù hợp tình hình thực tiễn…

Cùng với đó, ngành Giáo dục thành phố thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, giáo dục đại trà; Phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện, đảm bảo các dự án đầu tư trong lĩnh vực GD&ĐT được thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch, chất lượng và hoàn thành kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2022 (công nhận mới 70 trường chuẩn quốc gia).

Thành phố cũng sẽ thực hiện sắp xếp lại hệ thống các trường học, phát triển hệ thống trường chất lượng cao ở địa bàn phù hợp; Triển khai thực hiện lộ trình tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tạo đột phá trong quản trị nhà trường…

Ngành GD&ĐT Hà Nội cũng kiến nghị với Chính phủ về việc xem xét, cho phép quy định số lượng cấp phó theo quy mô và loại hình của cơ sở giáo dục, ban hành quy định về việc ký hợp đồng lao động trong khi chờ tuyển dụng đối với nhân viên làm công tác chuyên môn trong trường học (kế toán, y tế, thư viện, thiết bị, văn thư, tư vấn tâm lý học đường).

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu, tạo điều kiện cho Hà Nội được áp dụng cơ chế đặc thù về việc xây trường chuẩn quốc gia như: Cho phép tính diện tích sàn sử dụng/học sinh thay thế cho diện tích đất/học sinh. Cho phép nâng cao tầng các khối xây dựng và được phép xây dựng và sử dụng các tầng hầm dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho trẻ, bố trí học sinh học ở các tầng thấp, cán bộ giáo viên làm việc tại tầng cao.

Đọc thêm

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo Giáo dục

Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Nhà giáo cần phải thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô...
Xem thêm