Tag

Hà Nội nỗ lực tìm giải pháp “chuẩn sĩ số” trước thềm tuyển sinh đầu cấp

Giáo dục 06/06/2022 15:34
aa
TTTĐ - Tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dân số cơ học tăng nhanh, trong khi hạ tầng trường, lớp chưa đáp ứng yêu cầu là những nguyên nhân khiến tại nhiều địa phương của Hà Nội chưa đạt “chuẩn sĩ số” lớp học theo quy định của Điều lệ trường học do Bộ GD&ĐT ban hành.
Mỗi thí sinh phải "đánh bật" 19 bạn để giành suất vào lớp 6 Trường THCS Ngoại ngữ Hà Nội kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tuyển sinh trái tuyến

Quá tải cục bộ

Theo số liệu của Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện tỷ lệ bình quân học sinh/lớp ở cấp tiểu học là 39,3; Cấp THCS là 39,1 và ở cấp THPT là 40,7. Ở mỗi địa bàn, tỷ lệ học sinh/lớp có sự khác biệt.

Ghi nhận thực tế cho thấy, sĩ số học sinh/lớp cao hơn quy định xảy ra cục bộ, chủ yếu ở cấp tiểu học thuộc địa bàn các quận có tốc độ đô thị hóa nhanh. Đơn cử, cấp tiểu học ở các quận có tỷ lệ bình quân học sinh/lớp là 42, còn tỷ lệ này ở các huyện, thị xã là 38.

Hà Nội nỗ lực tìm giải pháp “chuẩn sĩ số” trước thềm tuyển sinh đầu cấp
Tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dân số cơ học tăng nhanh khiến nhiều quận, huyện lâm vào tình trạng quá tải trường, lớp (Ảnh minh họa)

Một số quận có tỷ lệ bình quân học sinh/lớp ở cấp tiểu học cao hơn mức trung bình của toàn thành phố, như: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân… Đáng chú ý, các trường tiểu học công lập ở quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy có tỷ lệ bình quân hơn 50 học sinh/lớp.

Năm học 2022 - 2023, theo điều tra số học sinh lớp 1 trong độ tuổi tuyển sinh trên địa bàn, quận Cầu Giấy có 5.048 em. Ước tính khoảng 1.000 học sinh sẽ theo học các trường ngoài công lập, hơn 4.000 học sinh còn lại được giao chỉ tiêu vào 12 trường công lập với 89 lớp. Trong số 12 trường công lập, sĩ số mỗi trường dao động trong khoảng 48 - 49 học sinh.

Còn tại quận Thanh Xuân, dự kiến số học sinh vào lớp 1 năm học 2022 - 2023 là 5.534 em. Với 13 trường tiểu học công lập, trên địa bàn ước tính, sĩ số học sinh đối với cấp tiểu học năm học tới sẽ phổ biến trong khoảng 45 em/lớp. Con số này tuy đã giảm so với những năm trước nhưng vẫn còn khá cao so với điều lệ trường học.

Theo quy định của Điều lệ trường học do Bộ GD&ĐT ban hành, mỗi lớp học ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông có không quá 45 học sinh; Mỗi lớp học ở cấp tiểu học có không quá 35 học sinh.

Nguyên nhân khiến sĩ số học sinh/lớp tại Hà Nội trong nhiều năm qua luôn vượt quá quy định so với Điều lệ trường học của Bộ GD&ĐT là tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dân số cơ học tăng nhanh, trong khi hạ tầng trường, lớp chưa đáp ứng yêu cầu.

Nhiều giải pháp thiết thực

Năm học 2022 - 2023, số học sinh trong độ tuổi tuyển sinh ở các cấp mầm non, lớp 1 trên địa bàn Hà Nội cơ bản ổn định, nên chỉ tiêu không xáo trộn. Riêng số lượng học sinh dự kiến tuyển vào lớp 6 tăng 15.000 em so với năm học 2021 - 2022, nâng tổng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 6 của toàn thành phố lên 151.000 học sinh.

Hà Nội nỗ lực tìm giải pháp “chuẩn sĩ số” trước thềm tuyển sinh đầu cấp
Các quận, huyện đề ra nhiều giải pháp để hạn chế quá tải trước mùa tuyển sinh đầu cấp

Liên quan đến công tác tuyển sinh năm học 2022 - 2023 của các trường tiểu học và trung học, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết: Sở đã yêu cầu các phòng GD&ĐT tổ chức điều tra chính xác số lượng học sinh trong độ tuổi tuyển sinh, làm cơ sở để tham mưu UBND quận, huyện, thị xã phân tuyến tuyển sinh phù hợp.

Đồng thời, ngành Giáo dục Thủ đô quan tâm đầu tư toàn diện để tạo sự đồng đều về quy mô, chất lượng giáo dục giữa các nhà trường. Sở GD&ĐT sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh; Tiếp tục tạo điều kiện để hệ thống trường ngoài công lập ngày càng phát triển, vừa đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của học sinh, vừa giảm áp lực cho các trường công lập trong công tác tuyển sinh.

Tại quận Cầu Giấy, công tác xây dựng, cải tạo, mở rộng trường, lớp học hàng nă, đều được triển khai, song do tốc độ tăng dân số cơ học quá nhanh, nhiều trường có hiện tượng quá tải.

Theo ông Phạm Ngọc Anh - Trưởng phòng GD&ĐT quận: Để chuẩn bị cho năm học 2022 - 2023, phòng cũng tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ các nhà trường tập trung phát huy nguồn lực về cơ sở vật chất, đội ngũ để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo sự đồng đều về chất lượng giữa các nhà trường, góp phần hạn chế tâm lý chọn trường của phụ huynh; Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất cho trường học, giảm số học sinh trái tuyến, tăng số học sinh được học 2 buổi trên ngày.

“Là địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao với nhiều khu chung cư cao tầng nên các trường học trong quận Thanh Xuân luôn đối mặt với việc quá tải sĩ số cục bộ. Do đó, quận luôn nỗ lực xây mới, cải tạo phòng học, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn”, ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân chia sẻ.

Trước thềm tuyển sinh đầu cấp năm học 2022 - 2023, quận Thanh Xuân đang tập trung hoàn thành xây mới 1 trường mầm non; Xây dựng bổ sung 57 phòng học; 6 dự án xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị dạy học.

Ngoài ra, quận đã phê duyệt các dự án đầu tư công giai đoạn 2022 - 2025 cho 15 trường học với tổng kinh phí khoảng 450 tỷ đồng. Việc rà soát, ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng trường học; Công tác quản lý chặt chẽ các ô đất đã quy hoạch cho giáo dục cũng được tăng cường.

Là địa phương có số lượng học sinh trong độ tuổi tuyển sinh hằng năm nhiều nhất thành phố, quận Hoàng Mai luôn dành tỷ lệ lớn từ ngân sách cho việc xây dựng, mở rộng trường học.

Bà Phạm Đàm Thục Hạnh, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai, thông tin: Năm học 2022 - 2023, quận Hoàng Mai có thêm một trường THCS tại phường Hoàng Liệt, nhằm giảm tải cho trường THCS Hoàng Liệt. Ngoài ra, quận đã dành ngân sách mở rộng trường THCS Vĩnh Hưng và THCS Lĩnh Nam, mỗi trường có thêm 16 phòng học, đáp ứng tốt công tác tuyển sinh lớp 6.

Trong lộ trình giảm sĩ số học sinh trong lớp học, Ban Chỉ đạo thi và tuyển sinh năm học 2022 - 2023 thành phố Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức thi và tuyển sinh bảo đảm yêu cầu đề ra.

Trong đó, UBND quận, huyện, thị xã có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện của các cơ sở giáo dục về đối tượng tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh; Bảo đảm số học sinh/lớp đúng quy định, góp phần đẩy mạnh kế hoạch công nhận trường chuẩn quốc gia.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm